Bản chất con người tốt hay xấu qua thí nghiệm.doc
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 05/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: Bản chất con người tốt hay xấu qua thí nghiệm.doc thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Bản chất con người tốt hay xấu qua thí nghiệm
Các nhà khoa học mới đây đã đi tìm lời giải về việc con người thực sự tốt hay xấu: chúng ta sở hữu bản chất tốt đẹp và bị ảnh hưởng xấu bởi xã hội, hay bản chất xấu được kiểm soát bởi những quy luật mà xã hội đặt ra?
Khó khăn lớn nhất khi thực hiện thí nghiệm này là các bé không thể nói lên ý kiến của mình nhưng nhà khoa học đã nhận thấy:
Trẻ em thường chìa tay với thứ chúng thích,
Nhìn lâu hơn vào điều khiến chúng ngạc nhiên.
Chính 2 đặc điểm này đã giúp nhà nghiên cứu hiểu được các bé nghĩ gì và thực hiện thí nghiệm về bản chất của con người.
Thí nghiệm này bao gồm hình ảnh 1 ngọn đồi xanh, 1 hình tròn, 1 hình vuông và 1 hình tam giác. Đầu tiên, hình tròn cố trèo lên ngọn đồi nhưng bị lăn xuống và lại tiếp tục trèo lên. Ở cảnh 2, hình vuông giúp hình tròn bằng cách đẩy nó lên, còn hình tam giác lại chặn hình tròn bằng cách đẩy nó xuống.
Dù “vở kịch” này không có lời thoại nhưng tất cả mọi người, ngay cả trẻ sơ sinh, đều có thể hiểu được mục đích và tính cách của “các nhân vật” trong câu chuyện: Hình vuông giúp hình tròn (sở hữu bản chất tốt), ngược lại, hình tam giác có tính cách xấu vì chặn, cố đẩy hình tròn xuống.
Quan sát các bé, nhà nghiên cứu nhận thấy, hầu hết tất cả các bé đều với tay, nhìn lâu hơn vào hình vuông. Điều này chứng tỏ, chúng luôn thích những cử chỉ tốt đẹp.
Để kiểm chứng lại, các nhà nghiên cứu dựng thêm cảnh phim, trong đó hình tròn tiến về một trong hai hình còn lại. Khi hình tròn tiến về hình tam giác, các em bé nhìn vào cảnh tượng ấy lâu hơn hẳn so với khi hình tròn tiến về hình vuông. Điều này cho thấy, các bé rất ngạc nhiên khi hình tròn tiến về hình tam giác, cũng giống như khi ta thấy một người đàn ông bắt tay đối thủ vừa đánh gục anh ta.
Kết quả trên chỉ ra, trẻ sơ sinh đã biểu hiện đặc tính cơ bản của con người, mong đợi những hành động tốt đẹp từ người khác, đồng thời có thiên hướng chọn những hành động thân thiện hơn là hành động mang tính độc ác.
Đây cũng chính là nền tảng tạo nên bản chất của con người.
Bàn thêm (NBS):
-Từ xa xưa triết học Phương Đông ( sánh Khổng tử) đã có câu:
“Nhân chi sơ – Tính bản thiện” – Người ta sinh ra ban đầu đều tốt. Sau này nhiều thuyết giải thích do phải cạnh tranh sinh tồn con người ( cũng như các sinh vật khác) phải tranh chấp với sinh vật khác, rồi cạnh tranh với sinh vật cùng loại để sống và phát triển nên mới có hành xử ác với nhau;: “Cá lớn nuốt cá bé”…
- Các phương pháp giáo dục trẻ em cần chủ yếu là khuyến khích hành vi “Thiện” Phàng và ngăn chặn hành vi “ác”
PHH sưu tầm và giới thiệu 7 -2014 (Nguồn tham khảo: BBC)
Các nhà khoa học mới đây đã đi tìm lời giải về việc con người thực sự tốt hay xấu: chúng ta sở hữu bản chất tốt đẹp và bị ảnh hưởng xấu bởi xã hội, hay bản chất xấu được kiểm soát bởi những quy luật mà xã hội đặt ra?
Khó khăn lớn nhất khi thực hiện thí nghiệm này là các bé không thể nói lên ý kiến của mình nhưng nhà khoa học đã nhận thấy:
Trẻ em thường chìa tay với thứ chúng thích,
Nhìn lâu hơn vào điều khiến chúng ngạc nhiên.
Chính 2 đặc điểm này đã giúp nhà nghiên cứu hiểu được các bé nghĩ gì và thực hiện thí nghiệm về bản chất của con người.
Thí nghiệm này bao gồm hình ảnh 1 ngọn đồi xanh, 1 hình tròn, 1 hình vuông và 1 hình tam giác. Đầu tiên, hình tròn cố trèo lên ngọn đồi nhưng bị lăn xuống và lại tiếp tục trèo lên. Ở cảnh 2, hình vuông giúp hình tròn bằng cách đẩy nó lên, còn hình tam giác lại chặn hình tròn bằng cách đẩy nó xuống.
Dù “vở kịch” này không có lời thoại nhưng tất cả mọi người, ngay cả trẻ sơ sinh, đều có thể hiểu được mục đích và tính cách của “các nhân vật” trong câu chuyện: Hình vuông giúp hình tròn (sở hữu bản chất tốt), ngược lại, hình tam giác có tính cách xấu vì chặn, cố đẩy hình tròn xuống.
Quan sát các bé, nhà nghiên cứu nhận thấy, hầu hết tất cả các bé đều với tay, nhìn lâu hơn vào hình vuông. Điều này chứng tỏ, chúng luôn thích những cử chỉ tốt đẹp.
Để kiểm chứng lại, các nhà nghiên cứu dựng thêm cảnh phim, trong đó hình tròn tiến về một trong hai hình còn lại. Khi hình tròn tiến về hình tam giác, các em bé nhìn vào cảnh tượng ấy lâu hơn hẳn so với khi hình tròn tiến về hình vuông. Điều này cho thấy, các bé rất ngạc nhiên khi hình tròn tiến về hình tam giác, cũng giống như khi ta thấy một người đàn ông bắt tay đối thủ vừa đánh gục anh ta.
Kết quả trên chỉ ra, trẻ sơ sinh đã biểu hiện đặc tính cơ bản của con người, mong đợi những hành động tốt đẹp từ người khác, đồng thời có thiên hướng chọn những hành động thân thiện hơn là hành động mang tính độc ác.
Đây cũng chính là nền tảng tạo nên bản chất của con người.
Bàn thêm (NBS):
-Từ xa xưa triết học Phương Đông ( sánh Khổng tử) đã có câu:
“Nhân chi sơ – Tính bản thiện” – Người ta sinh ra ban đầu đều tốt. Sau này nhiều thuyết giải thích do phải cạnh tranh sinh tồn con người ( cũng như các sinh vật khác) phải tranh chấp với sinh vật khác, rồi cạnh tranh với sinh vật cùng loại để sống và phát triển nên mới có hành xử ác với nhau;: “Cá lớn nuốt cá bé”…
- Các phương pháp giáo dục trẻ em cần chủ yếu là khuyến khích hành vi “Thiện” Phàng và ngăn chặn hành vi “ác”
PHH sưu tầm và giới thiệu 7 -2014 (Nguồn tham khảo: BBC)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 547,65KB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)