Bài tuyên truyền

Chia sẻ bởi Đào Ngọc Ánh | Ngày 05/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài tuyên truyền thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

BÀI TUYÊN TRUYỀN DÀNH CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH

Người thực hiện: Đào Thị Ngọc Ánh

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:
GIÚP TRẺ TÒ MÒ VÀ SÁNG TẠO

Tò mò, sáng tạo là cơ sở của việc học hỏi. Trẻ tò mò sáng tạo sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, sẽ trở nên tự tin hơn và sẽ học tập tốt hơn ở trường phổ thông và ổn định hơn về tình cảm.
Sự tò mò của trẻ bắt đầu ngay từ khi trẻ ra đời.
Mỗi trẻ đều có tính tò mò, sáng tạo theo cách riêng của mình để khám phá thế giới xung quanh và trao đổi với những người khác. Khi chúng ta động viên được phong cách riêng thì tính tò mò, sáng tạo của mỗi đứa trẻ được phát triển, trẻ sẽ tự tin hơn, học được nhiều điều hơn.
Cha mẹ cần giúp trẻ trở nên tò mò, sáng tạo trong môi trường an toàn và thông qua vui chơi.
1. Trẻ tò mò và sáng tạo có tầm quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ:
- Trẻ được phép tò mò, được khuyến khích để sáng tạo sẽ trở nên tự tin hơn, biết nhiều điều hơn và mạnh dạn hơn.
- Trẻ được khuyến khích để sáng tạo sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những khả năng đặc biệt.
2. Cách giúp trẻ tò mò, sáng tạo:
a. Đối với trẻ nhỏ:
- Động viên và khen ngợi bé hàng ngày: mỉm cười với bé, hoan hô khi bé làm được một điều gì đó cho dù là rất đơn giản.
- Thường xuyên nói với bé là bé rất đáng yêu và thông minh (dù bé có xinh thật, thông minh thật hay không.)
- Tạo cho bé luôn được vui chơi với đồ vật, đồ chơi trong môi trường an toàn bằng nhiều cách.
Ví dụ: Đưa cho bé những đồ vật dù đơn giản và động viên bé tạo ra những tiếng động khác nhau hoặc chơi xếp các đồ vật đó theo cách riêng của bé. 

b. Đối với trẻ lớn hơn:
- Hãy chứng tỏ cho trẻ biết trẻ luôn được yêu thương thông qua lời nói và hành động của cha mẹ. Kể cho trẻ nghe những câu chuyện để trẻ thấy được chúng là niềm vui của cả gia đình và cha mẹ tin rằng bé lớn lên sẽ là một người thông minh, khỏe mạnh, tự tin và sáng tạo…
- Tôn trọng và quan tâm tới ý nghĩa của trẻ, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ một cách cởi mở.
- Cho trẻ quan sát hoạt động của các con vật kể cả các con vật bé nhỏ như các loại côn trùng.
- Chơi các trò chơi tìm kiếm, phán đoán.
Ví dụ: Mẹ lắc hộp cho trẻ nghe và hỏi trẻ: “Trong hộp có gì?; Cái gì trong hộp mà nó lại kêu như thế?...”
- Khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ chơi các trò chơi đóng vai để trẻ có thể tưởng tượng và diễn tả các hành động phù hợp với từng vai mà trẻ quan sát được trong cuộc sống.
- Cho trẻ nghĩ và vẽ các nhân vật ở hành tinh khác.
- Dừng câu chuyện đúng chỗ để trẻ có thể nghĩ ra các cách kết thúc khác nhau hoặc đặt tên cho câu chuyện.
- Cho trẻ lắng nghe và phát hiện các âm thanh trong tự nhiên và tìm cách mô phỏng lại…
- Chấp nhận sự khác nhau giữa mỗi trẻ, điều quan trọng là mỗi ý nghĩ trẻ đưa ra đều có lí lẽ riêng của nó.
- Sử dụng một số dạng câu hỏi để khuyến khích sự tò mò, tưởng tượng và sáng tạo của trẻ như:
+ Tại sao?
+ Như thế nào?
+ Còn cách nào khác không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Ngọc Ánh
Dung lượng: 227,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)