BAI THU HOACH VE PHƯƠNG PHAP GIÁO DỤC MONTESSORI

Chia sẻ bởi Lê Huyền Lan | Ngày 05/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: BAI THU HOACH VE PHƯƠNG PHAP GIÁO DỤC MONTESSORI thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

BÀI THU HOẠCH
TÂP HUẤN “ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

Họ và tên: Lê Huyền Lan
Sinh ngày 22 tháng 12 năm 1977
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hồng Dương – Huyện Thanh Oai- Thành Phố Hà Nội
Câu 1. Hãy trình bày bối cảnh xã hội và quá trình thành lập “Ngôi nhà trẻ thơ” của nhà giáo dục Montessori.
Trả lời:
Bà Maria Montessori được sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc. Bà là nữ bác sĩ đầu tiên của nước Ý. Bà đã có thời gian làm việc với những đứa trẻ khuyết tật. Trong thời gian làm việc Bà thấy người lớn và những người xung quanh coi những đưa trẻ này như những người điên khùng, và Bà nhận biết rằng các em chỉ là những người gặp vấn đề về thần kinh và Bà nghĩ rằng nếu các em gặp vấn đề về thần kinh mà được chăm sóc đặc biệt sẽ phát triển bình thường vì Bà phát hiện khả năng tiềm tàng vô hạn của trẻ em và Bà bắt đầu quan tâm đến giáo dục. Nhưng thực tế thời đại đó rất khó khăn cả về kinh tế lẫn xã hội nên bố mẹ mải mê kiếm tiền con cái không có ai chăm sóc. Bà Montessori nhìn thấy những đứa trẻ bị bỏ rơi và Bà đã nghĩ đến việc làm thế nào để những đứa trẻ được chăm sóc. Năm 1907, Bà mở lớp học đầu tiên của mình mang tên Casa dei Bambini, hay còn gọi là Chindre’s House ( Ngôi nhà trẻ thơ) tại một khu căn hộ nằm ở thủ đô Roma. Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng Bà vẫn đi từng bước để hoàn thành công việc của mình.
Câu 2: Hãy trình bày quan điểm giáo dục của Bà Monteesori.
Trả lời:
Khác với quan điểm giáo dục truyền thống, quan điểm giáo dục của Bà Monteesori cho rằng giáo viên - học sinh - môi trường là 3 yếu tố tác động vào giáo dục. Bà đã trình bày giáo dục chỉ được thực hiện khi 3 yếu tố tác dụng lẫn nhau. Bà quan tâm đến việc “ Bình thường hóa” là biến đứa trẻ không bình thường thành đứa trẻ bình thường.
Bà không quan tâm đến vấn đề thưởng phạt một đứa trẻ mà bà chỉ quan tâm đến sự hăng hái của đứa trẻ. Bà nhìn trẻ con theo một thể độc lập và cá biệt về nhân cách.
Phương pháp giáo dục của Bà rất tôn trọng trẻ em coi trọng nhân cách của trẻ, đó là một phát hiện rất mới thời bấy giờ. Bà nhìn nhận nội tâm của trẻ, nhìn từ bên trong và Bà nhìn thấy sự sống bên trong của trẻ em. Thông qua giáo dục đánh thức khả năng tiềm ẩn, sự sống bên trong của trẻ em.
Câu 3: Mục đích của phương pháp giáo dục Montessori.
Trả lời:
Giúp cho khả năng bên trong của trẻ trở nên bình thường hóa: Trẻ có vấn đề về thần kinh, khuyết tật trở thành trẻ bình thường.
Làm hoàn thành nhân cách của trẻ: Giúp trẻ có khả năng thích ứng với môi trường và sự vật xung quanh mình theo sáng tạo của riêng bản thân trẻ, bằng cách nuôi dưỡng tính tự chủ của bản thân trẻ, phối hợp với tính cộng đồng ở trẻ đã hình trong thơ ấu, thời kỳ quan trọng nhất đối với việc hình thành nhân cách. Mục đích của phương pháp giáo dục này là giúp trẻ hình thành nhân cách trong suốt thời thơ ấu của mình một cách tươi vui, sinh động bằng chính con người thật của chúng.
Tạo cơ hội để xây dựng một xã hội lý tưởng thông qua sự phát triển con người: Khi xây dựng lý thuyết thực hành, Montessori tin tưởng giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, đóng góp vào nền hòa bình chung của thế giới. Bà nhận thấy nếu trẻ được tạo điều kiện phát triển theo đúng quy luật phát triển tự nhiên của mình, chúng sẽ biết cách tôn trọng hòa bình và đóng góp nhiều cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Từ năm 1930 cho đến những năm tháng cuối đời, Bà Montessori đã có rất nhiều bài giảng liên quan đến chủ đề này. Quan điểm của Bà là “ Phòng chống chiến tranh, bạo lực là nhiệm vụ của chính trị; xây dựng hòa bình là nhiệm vụ của giáo dục”.
Câu 4: hãy trình bày phương pháp được sử dụng trong chương trình giáo dục Montessori.
Trả lời:
Phương pháp học qua quan sát: Giáo viên phải biết quan sát học sinh, nắm bắt được đặc điểm và đưa ra cách giáo dục phù hợp.
Phương pháp học cá biệt hóa: Có giáo trình riêng, giáo cụ riêng cho từng em.
Dạy và học thông qua giáo cụ.
Trẻ em phải là trung tâm.
Câu 5: Vai trò của giáo viên trong chương trình giáo dục Montessori:
Trả lời:
Xuất phát từ phương pháp giáo dục trên người giáo viên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục Montessori:
Giáo viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Huyền Lan
Dung lượng: 17,64KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)