Bài thu hoạch mô đun 7
Chia sẻ bởi Dương Thành |
Ngày 05/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: bài thu hoạch mô đun 7 thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
BÀI THU HOẠCH
MÔ ĐUN 7 : Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non.
Họ tên giáo viên : Dương Thị Kim Thành
Dạy lớp : Mầu giáo 5 tuổi – Giang Đông
Trường Mầm non Vạn Hòa
Thời gian học : Từ ngày 01 tháng 8 đến 20 tháng 8 năm 2013.
Trong thời gian học tập Bồi dưỡng thường xuyên mô đun 7 với nội dung Xây dựng Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non, bản thân tôi tiếp thu được những nội dung sau :
1.Vai trò của môi trường giáo dục cho trẻ :
Mỗi con người đều sinh ra, lớn lên trong môi trường và chịu sự tác động to lớn của môi trường. Giống như trồng cây, trước khi gieo hạt phải cuốc đất, nhổ cỏ dại, phải tạo ra môi trường tốt để những hạt mầm có thể bén rễ; việc giáo dục con trẻ muốn thành công trước tiên phải tạo ra được môi trường giáo dục thuận lợi.
Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó nhà giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và tự nhiên. “Các phương tiện và điều kiện vật chất - kĩ thuật và xã hội - tâm lí tác động thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức, để đảm bảo cho hoạt động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục”.[1]
Ở đây, xin đề cập tới môi trường có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, đó là môi trường gia đình và môi trường nhà trường.
Dân tộc ta có truyền thống rất coi trọng gia đình. Gia đình là nơi sản sinh, nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của mọi thành viên xã hội. Môi trường gia đình là nơi nhen nhóm lên lòng nhân ái, tính cần kiệm, hiếu học, lòng dũng cảm, đức hy sinh… là những phẩm chất cơ bản của mọi nhân cách.
Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục được hình thành một cách tự phát như một hoạt động tự nhiên. Nhưng dần dần, các bậc cha mẹ đã ý thức được giáo dục con cái như một trách nhiệm xã hội của gia đình. Các gia đình đã thực hiện chức năng này một cách tự giác với một tình cảm tự nhiên. “Từ gia đình, trẻ em bước đầu hình thành những chuẩn mực đạo đức, thói quen lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với thế giới xung quanh”[2]. Tất cả những gì ở trẻ được hình thành từ gia đình thường để lại trong tâm hồn các em những ấn tượng không bao giờ phai mờ và có ảnh hưởng quan trọng đến các em trong suốt cuộc đời.
Thời phong kiến, mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ cùng chung sống, trẻ em được lớn lên trong môi trường khuôn phép rất nghiêm ngặt với các thủ tục, nghi lễ có tính giáo dục cao: ngày đầu đứa trẻ đến trường gia đình phải làm lễ “khai tâm”, mười lăm tuổi được làm lễ “cân” (trẻ được đội khăn xếp-khăn đóng lên đầu)... Các lễ này có ý nghĩa tâm lý rất quan trọng, nó đánh dấu các bước trưởng thành của trẻ và giúp trẻ tự ý thức được sự khôn lớn của mình sau các sự kiện này.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mô hình gia đình VN đang có sự biến động hết sức mạnh mẽ. Mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ đang bị phá vỡ, thay vào đó là mô hình gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và các con. Trong đó, sự tiếp xúc giữa các thành viên ngày càng hạn chế. Cha mẹ mải mê kiếm tiền, làm giầu, thăng tiến … con cái mải mê “chạy sô” các lớp học từ chính khóa đến học thêm. Truyền thống văn hóa gia đình, những kinh nghiệm sống… còn rất ít thời gian để chuyển giao giữa các thế hệ, hoặc chuyển giao một cách lệch lạc hoặc sơ sài, mai một. Có một nghịch lý là: gia đình hiện nay ít con nhưng sự quan tâm dạy bảo của các thế hệ cha ông lại không được nhiều và không thường xuyên như gia đình đông con ngày trước. Phần lớn gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con cái. Các bậc cha mẹ còn thiếu những kiến thức cần thiết về khoa học giáo dục, không rõ dạy cái gì và dạy con như thế nào? Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chất lượng còn thấp.
Việc định hướng mục đích học tập cho con cái của cha mẹ có nhiều bất cập. “Phần lớn lớp trẻ và cha mẹ
MÔ ĐUN 7 : Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non.
Họ tên giáo viên : Dương Thị Kim Thành
Dạy lớp : Mầu giáo 5 tuổi – Giang Đông
Trường Mầm non Vạn Hòa
Thời gian học : Từ ngày 01 tháng 8 đến 20 tháng 8 năm 2013.
Trong thời gian học tập Bồi dưỡng thường xuyên mô đun 7 với nội dung Xây dựng Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non, bản thân tôi tiếp thu được những nội dung sau :
1.Vai trò của môi trường giáo dục cho trẻ :
Mỗi con người đều sinh ra, lớn lên trong môi trường và chịu sự tác động to lớn của môi trường. Giống như trồng cây, trước khi gieo hạt phải cuốc đất, nhổ cỏ dại, phải tạo ra môi trường tốt để những hạt mầm có thể bén rễ; việc giáo dục con trẻ muốn thành công trước tiên phải tạo ra được môi trường giáo dục thuận lợi.
Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó nhà giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và tự nhiên. “Các phương tiện và điều kiện vật chất - kĩ thuật và xã hội - tâm lí tác động thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức, để đảm bảo cho hoạt động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục”.[1]
Ở đây, xin đề cập tới môi trường có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, đó là môi trường gia đình và môi trường nhà trường.
Dân tộc ta có truyền thống rất coi trọng gia đình. Gia đình là nơi sản sinh, nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của mọi thành viên xã hội. Môi trường gia đình là nơi nhen nhóm lên lòng nhân ái, tính cần kiệm, hiếu học, lòng dũng cảm, đức hy sinh… là những phẩm chất cơ bản của mọi nhân cách.
Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục được hình thành một cách tự phát như một hoạt động tự nhiên. Nhưng dần dần, các bậc cha mẹ đã ý thức được giáo dục con cái như một trách nhiệm xã hội của gia đình. Các gia đình đã thực hiện chức năng này một cách tự giác với một tình cảm tự nhiên. “Từ gia đình, trẻ em bước đầu hình thành những chuẩn mực đạo đức, thói quen lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với thế giới xung quanh”[2]. Tất cả những gì ở trẻ được hình thành từ gia đình thường để lại trong tâm hồn các em những ấn tượng không bao giờ phai mờ và có ảnh hưởng quan trọng đến các em trong suốt cuộc đời.
Thời phong kiến, mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ cùng chung sống, trẻ em được lớn lên trong môi trường khuôn phép rất nghiêm ngặt với các thủ tục, nghi lễ có tính giáo dục cao: ngày đầu đứa trẻ đến trường gia đình phải làm lễ “khai tâm”, mười lăm tuổi được làm lễ “cân” (trẻ được đội khăn xếp-khăn đóng lên đầu)... Các lễ này có ý nghĩa tâm lý rất quan trọng, nó đánh dấu các bước trưởng thành của trẻ và giúp trẻ tự ý thức được sự khôn lớn của mình sau các sự kiện này.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mô hình gia đình VN đang có sự biến động hết sức mạnh mẽ. Mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ đang bị phá vỡ, thay vào đó là mô hình gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và các con. Trong đó, sự tiếp xúc giữa các thành viên ngày càng hạn chế. Cha mẹ mải mê kiếm tiền, làm giầu, thăng tiến … con cái mải mê “chạy sô” các lớp học từ chính khóa đến học thêm. Truyền thống văn hóa gia đình, những kinh nghiệm sống… còn rất ít thời gian để chuyển giao giữa các thế hệ, hoặc chuyển giao một cách lệch lạc hoặc sơ sài, mai một. Có một nghịch lý là: gia đình hiện nay ít con nhưng sự quan tâm dạy bảo của các thế hệ cha ông lại không được nhiều và không thường xuyên như gia đình đông con ngày trước. Phần lớn gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con cái. Các bậc cha mẹ còn thiếu những kiến thức cần thiết về khoa học giáo dục, không rõ dạy cái gì và dạy con như thế nào? Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chất lượng còn thấp.
Việc định hướng mục đích học tập cho con cái của cha mẹ có nhiều bất cập. “Phần lớn lớp trẻ và cha mẹ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)