Bài thu hoạch chính trị hè_2011

Chia sẻ bởi Lý Kim Dung | Ngày 05/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài thu hoạch chính trị hè_2011 thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN HÒA BÌNH
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA SEN

BÀI THU HOẠCH

Vĩnh Mỹ A, ngày 02 tháng 08 năm 2011

Câu hỏi

Câu 1: Trình bày những vấn đề đã được bổ sung, phát triển trong cương lĩnh 2011 về CNXH và phương hướng xây dựng XHCN ở nước ta?

Câu 2: Trình bày những định hướng lớn về phát triển văn hóa đã được nêu trong Cương lĩnh ( bổ sung, phát triển năm 2011). Từ cương vị công tác của mình, thầy (cô) cần làm gì để thực hiện thắng lợi định hướng nói trên?

Bài làm
Câu 1:
* Những vấn đề đã được bổ sung, phát triển trong cương lĩnh 2011 về CNXH ở nước ta:
Mục tiêu của Đảng và nhân dân ta xây dựng là xây dựng thành công CNXH và cuối cùng là Chủ Nghĩa Cộng Sản. Qua 20 năm đổi mới, đảng ta đã nhận thức ngày càng rõ những đặc trưng của CNXH. Đại hội VII của Đảng (tháng 6 năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH, trong đó khái quát 6 đặc trưng mà nhân dân ta xây dựng là :
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Tổng kết một số vấn đề lí luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới, trên nền Cương lĩnh 1991, Đại hội X đã bổ sung và phát triển, nêu lên 8 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta :
Một là, XH XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. (Đây là đặc trưng mới mà Cương lĩnh năm 1991 chưa đề cập).
Hai là, do nhân dân làm chủ. (Điều này hơi khác so với Cuơng lĩnh 1991. Cương lĩnh 1991 nói: do nhân dân lao động làm chủ).
Thực chất nhân dân ở đây là nhân dân lao động, chiếm đại bộ phận dân cư. Nói nhân dân là phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân ,vì nhân dân. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, nói nhân dân làm chủ có lợi hơn cho đại đoàn kết, tạo ra sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
Ba là, có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Việc bỏ cụm từ: “dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất” xuất phát từ thực tế ở nước ta tồn tại 3 chế độ sở hữu cơ bản và nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Hơn nữa, vấn đề sở hữu là một trong những vấn đề lí luận phức tạp. Công hữu hay không sẽ do trình độ phát triển lực lượng sản xuất quy định, chứ không phải do ý muốn chủ quan áp đặt.
Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Năm là, con người được giải phóng khỏi áp bức, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện.
Việc bỏ đoạn: “ Con người thoát khỏi bóc lột” xuất phát từ thực tế bản chất chế độ chúng ta xây dựng không phải chế độ bóc lột, nhưng hiện tượng bóc lột thì vẫn còn trong thời kỳ quá độ; do trình độ sản xuất quy định, và còn có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế phát triển.
Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Vấn đề dân tộc là một vấn đề rất lớn và nhạy cảm, nên so với Cương lĩnh 1991, đặc trưng này bổ sung thêm cụm từ “ tương trợ”.
Bảy là, có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Đặc trưng này chưa được đề cập trong Cương lĩnh 1991, mà được nêu lên lần đầu tiên tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1991)
Tám là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Kim Dung
Dung lượng: 64,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)