Bài thi tìm hiểu truyền thống lực lượng vũ trangquân khủ

Chia sẻ bởi Dương Thị Hợp | Ngày 06/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: bài thi tìm hiểu truyền thống lực lượng vũ trangquân khủ thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Bài dự thi
Tìm hiểu lịch sử, truyền thống 65 năm ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Quân khu 3( 31/10/1945 – 31/10/2010)

Họ và tên: Nguyễn Thị Trâm
Đơn vị: Trường Mầm non Quang Hanh
Chức vụ: Giáo viên

Bài làm

Câu hỏi 1 : Quân khu 3 thành lập ngày, tháng, năm nào? Hiện nay gồm mấy tỉnh, thành phố (hãy kể tên)? Sông Bạch Đằng nơi quân và dân ta (thế kỷ thứ X và XIII) đã lập nên chiến công oanh liệt, hiện nay thuộc địa bàn tỉnh nào? Ai là người lãnh đạo lập nên những chiến công đó?
Trả lời
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên địa bàn Quân khu 3 ngày nay đã hình thành một số chiến khu cách mạng như: Chiến khu Quang Trung thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1945 theo sự chỉ đạo của Thường vụ Trung ương Đảng gồm các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Chiến khu Trần Hưng Đạo hay còn gọi là (Đệ tứ Chiến khu hay Chiến khu Đông Triều), thành lập tháng 6 năm 1945, lúc đầu gồm Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch. Đến đến cuối tháng 6 có thêm Kinh Môn, Thanh Hà, Thủy Nguyên, Uông Bí, Yên Hưng, và một phần Kim Thành, sau mở rộng tới Kiến An, Đồ Sơn, Quảng Yên, Hòn Gai.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Đến tháng 10 năm 1945, Chính phủ ra quyết định thành lập các chiến khu, (sau gọi là khu) trên toàn quốc. Trong phạm vi đồng bằng Bắc Bộ và phụ cận có 3 chiến khu là Chiến khu 2, Chiến khu 3 và Chiến khu 11. Chiến khu 2 gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Lơn La, Lai Châu. Chiến khu 3 gồm các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh và thành phố Hải Phòng. Chiến khu 11 chỉ có Hà Nội trực thuộc Trung ương: khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Chiến khu 11 sáp nhập vào Chiến khu 2.
Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến ngày càng gay go, ác liệt; ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120-SL thành lập Liên khu 3 trên cơ sở hợp nhất khu 2 và khu 3 và xác định rõ phương hướng cùng cả nước chủ động đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, đánh bại âm mưu bình định của địch, xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến ngày càng lới mạnh. Địa bàn Liên khu 3 gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An, Hải Phòng, Thái Bình.
Tháng 5 năm 1952, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định thành lập khu Tả Ngạn trực thuộc Trung ương Đảng. Địa bàn khu Tả Ngạn gồm các tỉnh Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Lúc này Liên khu 3 còn lại các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình. Địa bàn Quân khu 3 gồm Liên khu 3 và khu Tả Ngạn.
Ngày 3 tháng 6 năm 1957, Bác Hồ ký Sắc lệnh số 017/SL thành lập các quân khu Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Quân khu 4. Ngày 10 tháng 9 năm 1957, Bộ Quốc phòng ra Nghị định 254/NĐ quy định phạm vi địa giới.
hành chính do các Quân khu phụ trách. Theo đó, địa bàn Quân khu 3 lúc này gồm Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn. Quân khu Tả Ngạn bao gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình. Đến năm 1957 có thêm Hồng Quảng và Hải Ninh. Đồng chí Thiếu tướng Hoàng Sâm – Tư lệnh; đồng chí Nguyễn Quyết – Chính ủy. Quân khu Hữu Ngạn bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa (Thanh Hóa mới tách từ Quân khu 4 về). Thiếu tướng Vương Thừa Vũ – Tư lệnh; đồng chí Trần Độ – Chính ủy.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 51/QĐ-BQP điều chỉnh địa giới Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn tổ chức lại với tên gọi Quân khu Đông Bắc và Quân khu 3.
Ngày 27 tháng 3 năm 1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 22/QĐ-BQP tách Quân khu 3 thành Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn: Quân khu Tả Ngạn gồm các tỉnh Hà Bắc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Quân khu Hữu Ngạn gồm các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây và Hòa Bình.
Ngày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Hợp
Dung lượng: 88,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)