Bai thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xoan | Ngày 05/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: bai thi thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

BÀI DỰ THI:
Họ và tên: Hoàng Mạnh Nghiêm
Đơn vị: Trường tiểu học xã Xốp
Câu hỏi 1: Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Do ai sáng lập?
 * Tổ chức công đoàn sơ khai của phong trào công nhân Việt Nam xuất hiện từ năm 1920, do đồng chí Tôn Đức Thắng (nguyên là Chủ tịch nước VNDCCH) sáng lập. Sau khi bị trục xuất về nước vì tham gia ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga bằng hành động kéo cờ phản chiến ở biển Bắc Hải, năm 1920, đồng chí Tôn Đức Thắng về Sài Gòn vận động Thành lập Cộng hội bí mật. Với mục tiêu ‘‘tương trợ nhau đấu tranh bênh vực quyền lợi cho công nhân tranh đấu chống đế quốc, tư bản’’, Công hội bí mật là linh hồn của phong trào bãi công ở Sài Gòn - Chợ Lớn giai đoạn 1924-1925. Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng phát triển. Cùng với việc thành lập Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, Nguyễn Ái Quốc đã huấn luyện nhiều cán bộ ở Quảng Châu, Trung Quốc đưa về hoạt động trong nước, thâm nhập vào các khu lao động, các xóm thợ, xưởng máy, vận động tổ chức công nhân vào Công hội. Nhờ vậy tổ chức Cộng hội đã được thành lập ở nhà máy Chai, nhà máy Tơ, nhà máy cơ khí Ca Rông, bến cảng, nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Sợi, nhà máy Điện Nam Định, nhà máy xe lửa Dĩ An, đồn điền cao su Phú Riềng, Cao su miền Đông Nam Bộ, mỏ than Hòn Gai, Mạo Khê, Uông Bí, nhà máy sửa chữa ôtô AVIA, nhà máy điện, nhà in IDEO Hà Nội, nhà máy sửa chữa ôtô STACA Đà Nẵng, nhà máy FACI và nhiều nhà máy khác ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.
     * Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam: Đại hội thành lập tổng công hội Đỏ Bắc kỳ diễn ra ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 Hàng Nón, Hà Nội với 7 đại biểu của các Công hội Đỏ: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông triều, Mạo Khê… Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành lầm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban chấp hành Đông dương Cộng sản đứng đầu. Đại hội đã thông qua điều lệ và chương trình hành động của Tổng Công hội đỏ, đồng thời quyết định xuất bản báo lao động và tạp chí Công hội đỏ - tiền thân của báo lao động và tạp chí lao động và Công đoàn ngày nay. Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929 – ngày tổ chức Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ miền Bắc Việt Nam là ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ 5 (tháng 11/1983) đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 28/07/1929 là ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương là người đứng đầu.
Câu hỏi 2: Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ đại hội?
Từ ngày thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua 10 kỳ Đại hội,  mỗi đại hội đều gắn với một thời kỳ lịch sử , ghi nhận sự đóng góp xứng đáng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam đối với đất nước.
Đại hội lần thứ I: 01/1/1950-15/1/1950 tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Việt Bắc).
Đại hội lần thứ  II: 23/2/1961-27/2/1961 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ  III: 11/2/1974-14/2/1974 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ IV: 8/5/1978-11/5/1978 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ V: 16/11/1983- 18/11/1983 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ VI: 17/10/1988-20/10/1988 tại Hà Nội
Đại hội lần thứ VII: 9/11/1993-12/11/1993 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ  VIII: 03/11/1998 đến 6/11/1998 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ  IX: 10/10/2003-13/10/2003 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ  X: 02/11/2008- 05/11/2008 tại Hà Nội.
1. Đại hội lần thứ I: Họp từ ngày 1/1/1950 đến ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Tham dự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xoan
Dung lượng: 157,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)