BAI TAP TẠO HÌNH

Chia sẻ bởi Mai Hoan Nam | Ngày 05/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: BAI TAP TẠO HÌNH thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


PHẦN MỞ ĐẦU

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hoạt động tạo hình ở trẻ mầm non là một trong những hoạt động góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo . Đây là hoạt động nghệ thuật và là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, hình thành và phát triển ở trẻ nhiều mầm móng sáng tạo. Nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Hoạt động này có đầy đủ điều kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên sự phát triển của trẻ về đức- trí- thề- mỹ và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều trường mẫu giáo việc tổ chức tạo hình cho trẻ còn nghèo nàn. Cô giáo chưa hướng trẻ vào hoạt động sát với thực tế, chưa biết tận dụng tối đa khả năng sáng tạo của trẻ. Đồng thời cơ sở vật chất còn hạn chế, đồ dùng ,đồ chơi còn ít, cô có làm nhưng cũng chưa phong phú và đa dạng. Học sinh lại không đồng đều về trình độ. Không chỉ vậy,trẻ còn sống rải rác nhất là vùng nông thôn nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo chuyên cần của trẻ. Chính vì vậy, mà hoạt động tạo hình của trẻ ở các trường mầm non ở nước ta hiện nay đặc biệt là các trường mẫu giáo ở Long An chưa đạt hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề trên đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy ở môn tạo hình nói riêng, tôi đã mạnh dạn chọn: “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực và sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong môn tạo hình” làm đề tài nghiên cứu của tôi.
Mục đích nghiên cứu:

Thông qua đề tài một số biện pháp phát huy tính tích cực , sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong hoạt động tạo hình.

2.Giả thuyết khoa học:
Nếu tìm ra được các biện pháp phát huy tính tích cực và sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình thì sẽ phát triển được các kỹ năng tạo hình cho trẻ , tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy, ham thích sáng tạo và sẽ học tốt ở trường phổ thông sau này.
3.Giới hạn nghiên cứu:
Nghiên cứu tính tích cực và sáng tạo của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các lớp mẫu giáo lớn trong trường mẫu giáo Phước Vân huyện Cần Đước tỉnh Long An.
4.Khách thể và đội tựợng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp phát huy tích cực và sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1.Nghiên cứu lý luận:
Phân tích và hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hoạt động tạo hình ở trẻ 4-5 tuổi nhằm nâng cao tính tích cực và sáng tạo cho trẻ để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của đề tài.
5.2.Tìm hiểu thực trạng:
Tìm hiểu thực trạng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu 4-5 tuổi đặc biệt là tính tích cực và sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.
5.3.Đề xuất và thực nghiệm
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4-5tuổi trong hoạt động tạo hình và tiến hành thực nghiệm để xác định hiệu quả giáo dục và các biện pháp giáo dục đưa ra.
6.Phương pháp nghiên cứu:
6.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc, tìm hiểu, thu thập và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài.
6.2.Phương pháp quan sát tự nhiên:
Quan sát hoạt động tạo hình của cô và trẻ trong quá trình tổ chức.
6.3.Phương pháp điều tra gián tiếp:
Dùng phiếu câu hỏi.
6.4.Phương pháp điều tra trực tiếp:
Trao đổi, đàm thoại, phỏng vấn.
6.5.Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động:
Thu thập sản phẩm tạo hình của trẻ , xem xét, phân tích , đánh giá quá trình hoạt động của trẻ.
6.6.Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Quá trình thực nghiệm gồm 3 bước: Chọn lớp lá 2 gồm 30
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Hoan Nam
Dung lượng: 8,49MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)