Bài ôn tập kiểm tra 1 tiết địa lí 6 tiết 7 đơn giản và đầy đủ

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Đạt | Ngày 05/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài ôn tập kiểm tra 1 tiết địa lí 6 tiết 7 đơn giản và đầy đủ thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
CÁC EM THAM DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY
Giáo viên: Nguyễn Tấn Đạt
ÔN TẬP KIỂM TRA
Tiết 7
Câu 1: Trái Đất có vị trí, hình dạng và kích thước như thế nào?
Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số chín hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời, Trái đất có dạng hình cầu và có kích thước rất lớn. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
Câu 2: Bản đồ là gì?

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất.
PHẦN I: CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 3: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?
- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.
- Tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
Câu 4: Hãy vẽ sơ đồ các hướng chính được quy định trên bản đồ.
Câu 5: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ?
- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, cần phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Đầu phía trên của đường kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây.
- Khoảng giữa Tây – Bắc (Tây Bắc); Tây – Nam (Tây Nam); Đông – Nam (Đông Nam); Đông - Bắc (Đông Bắc).
Câu 6: Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí?
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).
- Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó.
Câu 7: Kí hiệu bản đồ là gì? Có mấy loại kí hiệu bản đồ? Tại sao khi sử dụng bản đồ, chúng ta phải xem bảng chú giải?
- Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm … của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ.
- Có 3 loại kí hiệu thường dùng là: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
- Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.
PHẦN II: BÀI TẬP
Câu 1: Trên quả địa cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến ? Nếu cứ cách 100, ta vẽ một vĩ tuyến, thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam ?
- Nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả 36 kinh tuyến.
- Nếu cứ cách 100, ta vẽ một vĩ tuyến, thì sẽ có 9 vĩ tuyến Bắc và 9 vĩ tuyến Nam.
Câu 2. Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây: 1: 200.000 và 1: 6.000.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Với tờ bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng 200.000 cm ngoài thực tế, vậy 5 cm trên bản đồ ứng 5 x 200.000 = 1.000.000cm = 10km ngoài thực tế
- Với tờ bản đồ có tỉ lệ 1:6.000.000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng 6.000.000 cm ngoài thực tế, vậy 5 cm trên bản đồ ứng 5 x 6.000.000 = 30.000.000cm = 300km ngoài thực tế
Câu 3: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ?
- Tỉ lệ bản đồ = khoảng cách thực tế : khoảng cách trên bản đồ.
- Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đi Hải phòng = 105km = 10500000 cm
- Khoảng cách đo được trên bản đồ 15 cm
Vậy bản đồ có tỉ lệ 10500000 : 15 = 700000
Tỉ lệ 1:700000
Câu 4: Chọn và khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
2. Trái đất có dạng hình gì?
A. Hình tròn B. Hình Cầu
C. Hình vuông D. Hình trụ.
3. Bán kính của Trái Đất là bao nhiêu?
A. 6073 km B.6037 km
C. 6370 km D.6307 km
4. Độ dài của đường xích đạo là:
A. 6370 km B. 6730 km
C. 40076 km D. 40067 km
5. Bản đồ là
A. Thu nhỏ một phần Trái Đất
B. Hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt Trái Đất
C. Hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt Trái Đất trên giấy
D. Hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất
6. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. Kinh tuyến B. Kinh tuyến gốc
C. Vĩ tuyến D. Vĩ tuyến gốc
7. Những đường vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến là những đường:
A. Kinh tuyến B. Vĩ tuyến
C. Vĩ tuyến Bắc D. Vĩ tuyến Nam
8. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có chung điểm là cùng có số độ bằng;
A. 00 B. 300
C. 900 D. 1800
9. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uyt ngoại ô thành phố luân Đôn nước Anh là:
A. Vĩ tuyến gốc B. Kinh tuyến Đông
C. Kinh tuyến tây D. Kinh tuyến gốc
10. Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết:
A. Độ thu nhỏ của bản đồ so với thực địa
B. Độ lớn của bản đồ so với thực địa
C. Độ chuẩn xác của bản đồ so với thực địa
D. Cả A,B,C đều đúng
11. Số ghi tỉ lệ bản đồ là 1: 100000. Cho biết 2 cm trên bản đồ ứng với:
A. 1 km trên thực địa B. 4 km trên thực địa
C. 2 km trên thực địa D. 3 km trên thực địa
12. Trên một bản đồ có tỉ lệ 1 : 300000, người ta đo được khoảng cách giữ điểm A và B là 5 cm. Hỏi khoảng cách A và B trên thực địa là bao nhiêu?
A. 3 km B. 30 km
C. 15 km D. 5km
13. Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng:
A. Bắc; B. Tây; C. Nam; D. Đông.
14. Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có tất cả bao nhiêu kinh tuyến:
A. 90 B. 180 C. 240 D. 360
15. Muốn xác định phương hướng trên Bản đồ ta dựa vào:
A. Hệ thống đường kinh, vĩ tuyến
B. Ký hiệu Bản đồ
C. Tọa độ địa lý
D. Tỷ lệ Bản đồ
16. Trên bản đồ có mấy hướng chính:
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
17. Trên bản đồ kí hiệu của một thành phố thuộc loại kí hiệu gì ?
A. Đường B. Điểm
C. Diện tích D. Hình học
18. Để thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ người ta thể hiện bằng:
A. Thang màu B. Đường đồng mức
C. Kí hiệu diện tích D. Cả A và B
19. Các đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ bằng các loại kí hiệu:
A. Kí hiệu điểm B. Kí hiệu đường
C. Kí hiệu diện tích D. Cả 3 ý trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)