Bài kiểm tra môn văn hóa

Chia sẻ bởi Vũ Thị hằng | Ngày 05/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài kiểm tra môn văn hóa thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Bài kiểm tra: Môn Văn Hoá

Họ Và Tên: Vũ Thị Hằng
Sinh ngày: 17/12/1983
Lớp ĐHMN liên thông: K7B – Quốc Oai





Đề bài:
1. Giới thiệu ngôi đền, chùa, miếu, đình của địa phương mình(Trong huyện).

BÀI LÀM:
Quốc Oai hiện nay là một huyện ngoại thành của Hà Nội( trước kia là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ). Như nhiều địa phương trong cả nước hầu hết các xã trong huyện đều có đền, miếu hoặc chùa nhưng ngôi chùa được nhiều người biết đến và thu hút các du khách thập phương trong cả nước khi đến huyện Quốc Oai phải kể đến đó là: “Chùa Thầy”. Chùa Thầy không chỉ là công trình kiến trúc cổ có giá trị, nơi thể hiện các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng mà còn thoả mãn những hoạt động du lịch thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách.
Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện , tỉnh cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, , cách trung tâm khoảng 20 về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý.Đây còn là nơi lưu dấu tu hành và chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị cao tăng - Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lúc này núi Thầy còn gọi là núi phật tích.
Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc và lễ hội văn hoá.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Nhân đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu kỷ , Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện , điện ; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con . Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng).
Chùa Thầy rộng khoảng 2.400m2, Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. hình chữ tam, dựng trên nền cao bó đá hộc xanh, có hai dãy hành lang chạy kèm hai bên đầu hồi, với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương.
Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng , hai tượng hộ pháp này cao khoảng 4m được coi là hai pho tượng hộ pháp lớn nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam và Tượng Thiên vương.
Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, ở vị trí cao nhất để tượng Đà tam , tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh.
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.
Qua cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên.Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.
Phía trên chùa Cao, trên đỉnh núi có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,... trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên.
Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ huyền nhiệm. Hang khá sâu, lại hẹp và tối, muồn vào hang phải mang theo đuốc và lửa, càng xuống sâu hang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị hằng
Dung lượng: 23,67KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)