BAI KIEM TRA HOC KY II KHOI 9

Chia sẻ bởi Trương Vũ Đình Khoa | Ngày 16/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: BAI KIEM TRA HOC KY II KHOI 9 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2006-2007
Môn thi : VĂN 9- Thời gian: 120 phút
I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm )
Câu 1: (0,5đ) Bài thơ nào sau đây vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
A/ Mùa xuân nho nhỏ B/ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
C/ Con cò D/ Nói với con
Câu 2:( 0,5 đ) Bút pháp chủ yếu được sử dụng trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là:
A/ Bút pháp gợi tả B/ Bút pháp tượng trưng với nhiều liên tưởng, tưởng tượng
C/ Bút pháp hiện thực D/ Bút pháp dân tộc kết hợp hiện đại
Câu 3:(0,25đ) Những bài thơ nào sau đây có thể thơ giống nhau:
A/ Con cò – Mùa xuân nho nhỏ B/ Viếng lăng Bác – Nói với con
C/ Nói với con – Mùa xuân nho nhỏ D/ Mùa xuân nho nhỏ – Sang thu
Câu 4:(0,25đ) Đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là:
A/ Sử dụng thích hợp nhiều thành ngữ , tục ngữ
B/ Dùng cách nói trang trọng
C/ Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm
D/ Tất cả các ý trên
Câu 5: (0,5đ)Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau: “Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh” liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?
A/ Quan hệ bổ sung B/ Quan hệ nguyên nhân
C/ Quan hệ điều kiện D/ Quan hệ mục đích
Câu 6:(0,5đ) Việc sử dụng hàm ý cần những điều kiện nào?
A/ Người nói ( người viết) có trình độ văn hoá cao
B/ Người nghe ( người đọc) có trình độ văn hoá cao
C/ Người nói ( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu, còn người nghe (người đọc) phải có năng lực giải đoán hàm ý
D/ Người npói phải sử dụng các phép tu từ
Câu 7:(0,25) Từ “ Có lẽ” trong câu :“ Có lẽ ngày mai trời sẽ mưa to” là thành phần gì?:
A/ Thành phần trạng ngữ B/ Thành phần phụ chú
C/ Thành phần tình thái D/ Thành phần cảm thán

Câu 8:(0,25đ) Lê-nin nói:” Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc . Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
Đoạn văn trên đã sử dụng những phép liên kết nào?
A/. Phép thế, phép liên tưởng
B/ Phép thế, phép nối
C/ Phép nối, phép liên tưởng
D/ Phép lặp, phép đồng nghĩa
II. Tự luận: (7đ)
Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu qua bài thơ “Sang thu”.

Hết




Đáp án văn 9:
I/ Trắc nghiệm:
Câu 1: C , câu 2: B, Câu 3: D Câu 4: A ; Câu 5: A ; Câu 6: C ,Câu 7: D câu 8: B
II/ Tự luận
I. Yêu cầu chung :
1. Kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu bài hợp lí, lập luận chặt chẽ. Hiểu rõ yêu cầu đề. Biết phân tích dẫn chứng làm rõ luận điểm . Văn viết trôi chảy, có cảm xúc. Không mắc lỗi về dùng từ, câu…
2. Kiến thức : Trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu ở đề bài và ảm nhận của bản thân về bài thơ, biết phân tích làm rõ được yêu cầu của đề bài.
II. Yêu cầu cụ thể :
Bài làm có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo đạt được những ý sau :
1. Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:
- Hương ổi lan vào không gian phả vào gió se.
- Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chậm qua đường thôn ngõ xóm.
- Dòng sông thanh thản trôi gợi lên vẻ êm dịu, những cánh chim vội vã lúc hoàng hôn.
- Cảm giác phút giao mùa diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “ Vắt nửa mình sang thu”
- Nắng vẫn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần, đã ít đi những cơn mưa ào ạt, bất ngờ.
- Những tiếng sấm bất ngờ cũng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Vũ Đình Khoa
Dung lượng: 26,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)