Bai giang hoat dong vui choi

Chia sẻ bởi Nguyễn Bắc | Ngày 05/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: bai giang hoat dong vui choi thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Mục đích:
Học xong bài này, học viên có khả năng
Hiểu rõ vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo.
Biết cách tổ chức các hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
Vận dụng một số kĩ năng để tổ chức hoạt động vui chơi đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ.
Mục đích:
Học xong bài này, học viên có khả năng
Hiểu rõ vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo.
Biết cách tổ chức các hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
Vận dụng một số kĩ năng để tổ chức hoạt động vui chơi đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ.
“Chơi là công cụ quen thuộc và thoải mái nhất để trẻ tham gia vào thế giới và tương tác với người lớn.” Trẻ học làm người lớn thông qua những hoạt động mà người lớn gọi là “chơi”

Đặc điểm của hoạt động chơi có chất lượng
Vui!
Trẻ tự xác định tốc độ chơi
Về bản chất, hoạt động chơi có kết thúc mở; quá trình là yếu tố quan trọng; hoạt động chơi mang tính chất khám phá
Lôi cuốn sự tham gia tích cực của những người chơi
Thường sử dụng khả năng tưởng tượng và sáng tạo
Sử dụng nhiều đồ dùng


Yếu tố liên quan tới hoạt động chơi có chất lượng:
Thời gian!
Người lớn làm theo trẻ
(hơn là định hướng và kiểm soát hoạt động chơi của trẻ)
Môi trường an toàn, hấp dẫn sẽ khuyến khích sự tưởng tượng, sáng tạo và khám phá
ND 1: Giá trị của hoạt động chơi đối với sự phát triển của trẻ
Vui chơi thúc đẩy sự p.triển toàn diện cho trẻ :
PT về mặt xã hội: Qua giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ học cách chia sẻ, sự thỏa hiệp, thỏa thuận và lập kế hoạch.
PT tình cảm: Thông qua quá trình chơi, các vai chơi...trẻ học cách chế ngự tốt hơn cảm xúc của mình khi đã trải qua những cảm xúc khác nhau và sẽ hiểu được những cảm xúc này

Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi
Đảm bảo sự tự nguyện, hứng thú , phát huy tính sáng tạo của trẻ, không áp đặt trẻ chơi theo ý thích của người lớn
Kh.khích các biểu hiện tự lực, sáng tạo của trẻ. Mọi hình thức áp đặt, làm thay, làm hộ đều không có ý nghĩa đối với sự p.triển của trẻ
Phát huy trò chơi theo hướng tích cực, mở rộng, liên kết các chủ đề chơi

*Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi
Tạo đ.kiện cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và hiểu biết đã có trong cuộc sống hàng ngày vào trò chơi
Chú ý tới mqh của trẻ trong khi chơi
Luân phiên góc chơi, vai chơi của trẻ, không để một số trẻ chỉ chơi ở 1-2 góc chơi cố định trong thời gian diễn ra chủ đề hoặc luôn đóng vai chính trong trò chơi
Luôn q.sát biểu hiện, hành động của trẻ và lắng nghe trẻ nói. Hỗ trợ khi cần thiết
ND 2: Chơi ở trường mầm non
Thảo luận về các thời điểm tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Câu hỏi: Ở trường/lớp của bạn dành những khoảng thời gian nào cho trẻ chơi, trong thời gian bao lâu?

Chương trình Giáo dục Mầm non quy định
Thời gian chơi của trẻ được phân bổ như sau:
80-90 phút: Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
30-40 phút: Học
40-50 phút: Chơi, hoạt động ở các góc
30-40 phút: Chơi ngoài trời
70-80 phút: Chơi, hoạt động theo ý thích

1. Đón trẻ, chơi: Cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cùng trẻ trò chuyện là những điều liên quan đến chủ đề đang tiến hành, về bản thân trẻ và những sự kiện xảy ra xung quanh trẻ(thời tiết…)2. Chơi, h.động ở các góc: Tạo điều kiện kh.khích trẻ thgia vào các nhóm chơi, các hoạt động theo ý thích mang tính sáng tạo và ở các góc. Nội dung chơi ở th.điểm này thường gắn với chủ đề.Tạo đ.kiện để trẻ tự tham gia chuẩn bị m.trường, tổ chức trò chơi, h.động của nhóm, c.bị đ.dùng, đ.chơi, chỗ chơi, thảo luận về nội dung chơi, chọn nhóm, bạn chơi….
3.Chơi ngoài trời: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mqh giữ trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên-XH; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bắc
Dung lượng: 124,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)