Bài dự thi kiến thức liên môn Địa lý

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Trà | Ngày 16/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài dự thi kiến thức liên môn Địa lý thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

Tình huống cần giải quyết là:
Một buổi ngoại khóa đầy ý nghĩa ở nông trường Cao su Việt Trung. Khi kiến thức lý thuyết hàn lâm được vận dụng vào thực tiễn thiết thực sinh động của học sinh lớp 9 trường THCS Quảng Thạch.
Mục tiêu:
Việc giải quyết tình huống thắc mắc của học sinh khi đứng trước một thực tế. Nông trường cao su xanh ngút ngàn đầy sức sống lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu giàu hình ảnh

Cô giáo đề nghị các thành viên trong lướp vận dụng những kiến thức đã học về các môn Văn học, Lịch sử, Địa lý để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề đó. Đồng thời tăng cường khả năng vận dụng kiến thức gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong trường học với thực tiễn đời sống để việc học theo hướng “học đi đôi với hành” tạo sự hứng thú, đam mê học tập cho học sinh. Giúp các em hiểu sâu hơn về kiến thức môn học.
Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Tình huống đặt ra:
Giáo viên đề nghị học sinh vận dụng kiến thức ở 3 mộn học giúp sáng tỏ vấn đề.
+ Về kiến thức Địa lý: Nguồn tài nguyên thiên nhiên -> Việt Nam trở thành mục đích xâm lược của thực dân.
+ Kiến thức Lịch sử: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp.
+ Kiến thức Văn học: những tác phẩm thể hiện chính sách bóc lột tàn độc của thực dân Pháp và cuộc sống người nông dân Việt Nam dưới chế độ thuộc địa.
Giải pháp giải quyết tình huống:
- Nêu tình huống có vấn đề: Những rừng cao su xanh ngút ngàn đầy sức sống đen lại giá trị kinh tế lớn cho con người, lợi ích làm giàu đất nước
- Từ tình huống có vấn đề học sinh liên hệ đến những hiểu biết, nhận thức của bản thân từ những kiến thức các môn học để giải quyết tình huống có vấn đề.
- Từ một thắc mắc của 1 học sinh giáo viên đã khéo léo đưa học sinh vào tình huống có vấn đề mà việc giải quyết tình huống không phải là giáo viên mà là học sinh giúp các em không chỉ học ở thầy mà còn học ở bạn.
- Tăng thêm giá trị thiết thực của một buổi ngoại khóa đầy ý nghĩa và có tính giáo dục cao.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Thời gian: Vào một buổi sáng ngày chủ nhật, sau khi kết thúc chương trình học kỳ I tập thể lớp 9B được cô giáo chủ nhiệm dạy môn Địa lí xin phép nhà trường cho đi tham quan học tập tại nông trường Việt Trung-nông trường trồng cây cao su của tỉnh được tham quan dã ngoại cả lớp rất thích thú. Dưới tiết trời se lạnh của mùa xuân những tia nắng ban mai trải đều xuyên qua những tán lá cao su xanh mướt ngút ngàn lòng chúng em rạo rực khôn tả, ai cũng háo hức vui sướng trước khung cảnh bình yên mà đầy sức sống. Nhìn những dòng mủ cao su trắng căng tràn chảy ra từ những thân cây khỏe mạnh giống như dòng sữa mẹ để nuôi ta khôn lớn trưởng thành trong những ngày đầu đời thơ dại.
Cả lớp đang say sưa ngắm những hàng cao su thẳng tắp xanh rờn bàn tán xôn xao. Có bạn đang xem các cô chú công nhân đi lấy mủ cao su và cũng có bạn tập làm một vài thao tác cạo mủ, chợt bạn Bắc hỏi cô giáo: “Thưa cô em không hiểu vì sao những rừng cao su xanh mướt hiền hòa như vậy mà nhà thơ Tố Hữu lại có những câu thơ:
“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
“Lỡ lầm vào đất cao su
Chẳng tù thì cũng như tù chung thân”
“Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây hơn một xác người công nhân”
Cô giáo khen:em có một thắc mắc khá lí thú. Đây cũng là vấn đề rất hay mà cô nghĩ rằng với khả năng của lớp mình có thể rất nhiều bạn sẽ lí giải được cho em và các bạn hiểu rõ vấn đề này.
Cô giáo ra hiệu lớp tập trung tại một khoảng đất trống và cô nêu lại vấn đề bạn Bắc thắc mắc và đề nghị học sinh trong lớp có thể vận dụng hiểu biết, những kiến thức đã học để lí giải làm sáng tỏ vấn đề. Trước tiên là ban cán sự lớp.
* Vận dụng liến thức môn Địa lí để lí giải: Việt Nam là một nước nằm trong khí hậu nhiệt đói ẩm gió mùa lắm nắng nhiều mưa, điều kiện nhiệt ẩm dồi dào với địa hình chiếm diện tích 3/4 là đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp bao phủ đất feralit đặc biệt là đất đỏ ba dan và đất xám có diện tích lớn tập trung ở Tây Nguyên và Đông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Trà
Dung lượng: 46,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)