Bài Chú ếch con - Lớp Lá

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thiện | Ngày 06/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài Chú ếch con - Lớp Lá thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:









I- YÊU CẦU :
- Trẻ biết hát bài “Chú ếch con” thể hiện sắc thái âm nhạc vui tươi, dí dỏm.
- Biết vận động theo tiết tấu kết hợp đệm theo bài hát “Chú ếch con” .
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi “ếch ộp về nhà” và được nghe cô hát bài “Lý cây bông” dân ca Nam Bộ, thích tham gia phụ hoạ cùng cô.
II- CHUẨN BỊ :
- Đàn, 1 con ếch.
- Nhạc bài hát “Chú ếch con” và bài “Lý cây bông”.
- Dụng cụ gõ đệm.
- Nhà của ếch và một số đồ dùng cho trẻ phụ hoạ theo.
III- HƯỚNG DẪN:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

* Ổn định: Cho trẻ đi theo nền nhạc vào lớp.
- Cô đưa con ếch ra và hỏi trẻ: Con gì đây?
- Ếch sống ở đâu?
- Ếch kêu như thế nào?
1- Ca hát:
Có một bài hát miêu tả về chú ếch rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các con có biết đó là bài hát gì không?
- Cả lớp hát cùng cô. Cô chú ý sửa sai.
- Cả lớp hát theo đàn.
- Hát theo nhiều hình thức khác nhau (theo nhóm, hát nối tiếp, hát theo hình thức biểu diễn văn nghệ…).
2- Vận động theo nhạc:
- Theo các con bài hát này mình có thể vỗ theo gì?
- Cô thấy bài hát này rất là ngộ nghĩnh, vui tươi, dí dỏm nên mình có thể vỗ theo tiết tấu kết hợp được không?
- Vỗ theo tiết tấu kết hợp là vỗ như thế nào?
- Cô nhận xét và có thể cho cả lớp thể hiện lại.
- Với bài “Chú ếch con” mình sẽ vỗ bắt đầu vào từ gì?
- Cả lớp hát và vỗ tay theo tiết tấu kết hợp (1-2 lần). Cô chú ý sửa sai.
- Để bài hát thêm sinh động hơn, chúng ta có thể vỗ vào các bộ phận trên cơ thể. Vậy các con có thể vỗ vào đâu?
- Lớp vận động theo ý thích (2 lần). Lần 2 nâng cao yêu cầu.
- Ngoài vỗ vào các bộ phận trên cơ thể chúng ta còn thể hiện theo tiết tấu kết hợp bằng các bộ phận trên khuôn mặt. Các con thử suy nghĩ xem mình sẽ thể hiện như thế nào?
- Cho từng tổ hoặc nhóm thi đua nhau.
- Cho trẻ lấy dụng cụ và vận động theo tiết tấu kết hợp.
- Cho trẻ kết nhóm, các nhóm cùng thỏa thuận gõ đệm theo hình thức nào?
- Cô hỏi từng nhóm vận động như thế nào?
- Cho các nhóm phối nhạc vận động theo đàn.
- Cho trẻ cất dụng cụ.
3- Trò chơi: “Ếch ộp về nhà”.
- Lớp mình giỏi lắm, để thử tài các chú ếch, cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi, đó là trò chơi “Ếch ộp về nhà” các con có thích không?
- Các con nhìn xem cô có gì đây?
- Các con đếm xem có bao nhiêu lá sen?
- Mỗi lá sen là một ngôi nhà của chú ếch. Khi cô hát nhanh thì các chú ếch đi nhanh, còn khi cô hát chậm thì sao? Cô hát nhỏ? Cô hát to?
Mỗi nhà chỉ có một chú ếch thôi, chú ếch nào chậm sẽ bị phạt các con có đồng ý không?
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần và thay đổi hình thức chơi, nâng cao yêu cầu.
4- Nghe hát: “Lý cây bông”.
- Cô đọc: “Bông xanh, bông trắng, bông vàng
Đố ai đoán được đó là mấy bông”
Đó là nội dung bài hát gì thì các con hãy chú ý lắng nghe nhé. Cô đàn 1 đoạn bài hát “Lý cây bông” và hỏi trẻ đó là bài hát gì? Thuộc làn điệu dân ca nào?
- Cô sẽ hát cho các con nghe nhé. Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Lần 2 cho trẻ cùng phụ hoạ với cô.
* Kết thúc: Cho trẻ đọc “Bông xanh, bông trắng, bông vàng
Đố ai đoán được đó là mấy bông”
và đi ra ngoài./.
- Trẻ đi theo cô.

- Trẻ trả lời.


- Bài hát “Chú ếch con”.
- Cả lớp hát cùng cô.
- Lớp hát và nhún nhảy theo đàn.


- Một số trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ.
- 1, 2 cháu vỗ mẫu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thiện
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)