Bài 9. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Hiếu | Ngày 05/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 19 tháng 10 năm 2010
Tiết 11 Bài 9:
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần
- Biết được hiện tượng ngày và đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của TĐ quanh MT
- Có khái niệm về các đường: Chí tuyến B-N, vòng cực B-N.
- Biết cách dùng quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (H.24).
- Quả Địa cầu
- Hình vẽ 24 và 25 trong SGK
III. Hoạt động trên lớp.
A. Bài cũ:
?. Đọc phần ghi nhớ trong SGK bài 8
B. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính




GV: Treo tranh vẽ hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa lên bảng và yêu cầu HS quan sát, phối hợp với H24 trong SGK.
?. EM hãy phân biệt đâu là đường biểu hiện trục TĐ và đâu là đường phân chia sáng tối?
(Trục TD: BN nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66033’ còn đường phân chia sáng tối lại vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo)
?. Dựa vào tranh vẽ và H 24 cho biết vào ngày hạ chí (22/6) nữa cầu nào ngã về phía MT và có diện tích được chiếu sáng nhiều nhất?
?. Vào ngày đó MT chiếu vuông góc với vĩ độ bao nhiêu? vĩ tuyến đó gọi là gì?
(Vĩ tuyến 23027’ – chí tuyến B)
?. Vì sao đường biểu hiện trục TĐ (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau?
(Do trục TĐ nghiêng)
GV: Thời gian này nữa cầu N nằm cách xa MT đó đang là mùa Đ vì nhận được nhiệt và ánh sáng ít (nhìn hình vẽ) => có ngày ngắn đêm dài.
?. Vào ngày 22/12 ánh sáng MT chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? vĩ tuyến đó là đường gì?

?. Trong thời gian này nữa cầu nào hướng về phía MT nữa cầu nào nằm cách xa MT, ở đó có ngày và đêm như thế nào?
?. Dựa vào H.25 cho biết sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các địa điểm A, B ở NCB vàcác điểm tương ứng A’, B’ ở NCN vào ngày 22/6 và 22/12?
GV: NCB: 22/6: ngày A và B bằng nhau
đêm A dài hơn B
22/12: ngày A dài hơn B
đêm A và B bằng nhau
NCN: 22/6: ngày A’ dài hơn B’
đêm A’ và B’ bằng nhau
22/12: ngày A’ và B’ bằng nhau
đêm A’ dài hơn B’
?. Độ dài của ngày và đêm trong 22/6 và 22/12 ở địa điểm C nằm trên đường XĐ?
(ngày và đêm bằng nhau)
?. Dựa vào phần 1 đã học em hãy xác định câu ca dao:
“Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”


GV: Cho HS quan sát H.25
?. Vào ngày 21/3 MT chiếu vuông góc với đường XĐ. Hãy so sánh độ dài của ngày và đêm của mọi điểm nằm trên đường XĐ
GV: Các điểm nằm trên đường XĐ. lúc nào cũng có ngày và đêm dài bằng nhau. MT chiếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)