BÀI 7 - TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( HỌC THEO DỰ ÁN)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vân | Ngày 14/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: BÀI 7 - TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( HỌC THEO DỰ ÁN) thuộc Đạo đức 5

Nội dung tài liệu:

DỰ ÁN
GIÁO DỤC SỨC KHOẺ HỌC ĐƯỜNG - VỆ SINH MẮT
NHÓM 1
CHỦ ĐỀ: VỆ SINH MẮT
DƯỚI SỰ TRÌNH BÀY CỦA NHÓM 1

Theo số liệu thống kê của ngành giáo dục, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh tăng lên đến mức báo động: nếu năm 1964 tỷ lệ cận thị của học sinh cấp tiểu học là 2,1%, học sinh cấp THPT là 9,6% thì đến năm 2004 tỷ lệ này là 11,3% và 29,8%. Đáng nói hơn là những nơi học sinh càng có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt thì tỷ lệ bị cận thị càng cao hơn: nội thành có tới 29,9% học sinh cận thị, con số này ở ngoại thành là 13,6%. Học sinh mắc bệnh cũng tỷ lệ thuận với cấp học: tỷ lệ học sinh THPT bị cận thị cao gấp 1,3 lần học sinh cấp THCS, tỷ lệ học sinh cấp THCS bị cận thị cao gấp 2 lần học sinh tiểu học.

Ví dụ: trong năm 2005, Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường TP.HCM khám mắt cho 5.000 học sinh cấp II thì phát hiện 52% trong số này bị tật khúc xạ mắt, có trường tỉ lệ này chiếm đến 74%. Một con số thống kê khác cho thấy, tỉ lệ cận viễn thị học đường nói chung hiện nay chiếm tới 20% số học sinh, sinh viên.

Theo các nhà chuyên môn, trong 100 vấn đề vẫn chưa được sự quan tâm của người dân. Hiện cứ 1/3 dân số thế giới (hơn 2 tỷ người) bị tật khúc xạ, đa phần là cận thị, trường hợp cận thị bệnh lý do di truyền (chỉ yếu tố gia đình)ỉ khoảng 30%-35%, còn 65%-70% cận thị là  do mắc phải.


Vậy cận thị, viễn thị, loạn thị là gì?
Cận thị, viễn thị, loạn thị đều là tật khúc xạ; nó được coi là những rối loạn về khuất triết của mắt (tật của mắt) chứ không phải là bệnh mắt.
Tật khúc xạ xảy ra khi giác mạc, thủy tinh thể hay dịch kính khuất triết ánh sáng không đúng, gây nhìn mờ.

CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh.
Điểm mù
Điểm vàng
Mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật sẽ hội tụ ở phía trước của võng mạc. Ở người cận thị, khi nhìn như người bình thường, ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới, muốn cho ảnh rơi đúng trên màng lưới để nhìn rõ phải đưa vật lại gần hơn.
Hình ảnh cận thị:
I.Tật của mắt:
1.Cận thị là tật mà mắt chỉ có thể nhìn gần:
Cận thị có thể là bẩm sinh hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường(học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý…)
Cách khắc phục: Điều chỉnh mắt cận thị bằng việc đeo kính cận (kính có mặt lõm – kính phân kỳ) để giảm độ hội tụ, làm ảnh lùi về đúng màng lưới.

Hình ảnh mắt cận thị Mắt cận thị khi sử dụng kính
2.Viễn thị là tật mà mắt chỉ có thể nhìn xa:
Mắt viễn thị ngược lại với mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật nằm ở phía sau của võng mạc. Với khoảng cách như người bình thường nhìn rõ, thì ở người viễn thị, ảnh của vật thường hiện phía sau màng lưới, muốn nhìn rõ phải đẩy vật ra xa.
Hình ảnh viễn thị:

Viễn thị có thể do bẩm sinh cầu mắt ngắn hoặc do ở người già thể thuỷ tinh bị lão hoá, mất tính đàn hồi, không phồng được.
Cách khắc phục: Điều chỉnh mắt viễn thị bằng việc đeo kính viễn (kính hội tụ) để tăng độ hội tụ, giúp kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới.

Hình ảnh Mắt viễn thị Mắt viễn thị khi sử dụng kính
Mắt loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị (loạn thị cận), viễn thị (loạn thị viễn) hay cả loạn thị cận và viễn (loạn thị hỗn hợp).
Hình ảnh loạn thị:
3.Loạn thị là tật mắt nhìn mờ cả xa và gần:
Loạn thị là một tình trạng thường gặp, xảy ra khi hình dạng và độ cong của giác mạc không đều, thay vì là hình cầu hoàn hảo thì là hình quả trứng, gây mờ do ánh sáng hội tụ không cân đối.
Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.
Mắt loạn thị Mắt loạn thị đeo kính

Để khắc phục tình trạng trên, ngành giáo dục đã phối hợp với ngành y tế và các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh và giáo viên về tầm quan trọng của việc phòng chống cận thị học đường.
Đồng thời, các Bệnh viện Mắt ở địa phương cũng thường xuyên mở các đợt khám tại các trường để phát hiện và điều trị kịp thời cho các em bị tật khúc xạ; hướng dẫn cho học sinh có thể tự kiểm tra mắt bằng cách bịt một tay lên mắt nếu nhìn thấy mờ cần phải đến bác sỹ chuyên khoa mắt để khám và tư vấn.
Sự quan tâm của xã hội
*Điều trị tật khúc xạ:
- Đeo kính (đã nói ở trên) là cách thông dụng, dễ áp dụng. Khi đeo kính cần lưu ý phải chọn đúng loại kính phù hợp với độ cận của mắt, nên chọn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt.
-Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi,khi độ khúc xạ đã ổn định có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser.
-Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ.
Một số biểu hiện của trẻ bị tật khúc xạ:
Lúc xem tivi trẻ phải lại gần mới xem được.
Đọc bài hay bị nhảy hàng; ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được, khi viết nhiều chữ viết sai, phải chép bài của bạn.
Hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa; hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.
Thường kêu mỏi mắt, nhức đầu; sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt.
Không thích các hoạt động phải nhìn xa...


Phòng tật khúc xạ cho trẻ em:
- Ngồi học đúng tư thế.
- Bỏ những thói quen có hại cho mắt( như đọc sách,ngồi học không đủ ánh sáng, ngồi xem ti vi quá gần hoặc quá lâu…)
- Ngủ đủ
- Nên vui chơi giải trí, thể dục ngoài trời haì hoà với việc học tập.
- Thức ăn hằng ngày phải đủ dinh dưỡng gồm thịt, cá, dầu, các loaị đậu, hoa quả, rau xanh.
- Tránh những chỗ môi trường bẩn và đầy khói bụi.
- Cố gắng đi dạo bộ khoảng 10 phút ở vườn cỏ vào mỗi sáng. Màu xanh của cây cỏ, hoa lá sẽ giúp thư giãn đôi mắt của bạn.
II.Bệnh về mắt:
Phổ biến nhất là bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Clamydia Trachomatis nhóm A, B, Ba và C gây nên, thường có trong dử mắt.
Tổ chức y tế thế giới ước lượng trên thế giới có trên 500 triệu người đang mắc bệnh, chủ yếu ở các nước phát triển, ở Châu phi và Đông Nam A, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và sát nhiệt đới. Ở Việt Nam trước năm 1945 trên 50% mắt hột hoạt tính. Từ năm 1947-1951 miền Bắc 60%, miền Trung 50% và miền Nam 30%. Sau một thời gian dài với việc xây dựng kế hoạch phòng chống mắt hột, đến năm 1977 thì tỷ lệ hoạt tính còn khoảng 17%.
Bệnh dễ lây lan do dùng chung khăn, chậu với người bệnh, tắm rửa trong ao hồ tù hãm hoặc do ruồi đậu vào mắt người bệnh, sau đó đậu vào mắt người lành... Tuổi mắc bệnh: ở bất kỳ lứa tuổi nào, ở trẻ em 6 tháng tuổi có thể bị bệnh mắt hột.
Tổn thương cơ bản:
Mắt hột giai đoạn I
Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu.
Bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám hột nhỏ.
Mắt hột giai đoạn II
Sáng thức dậy có một ít tiết tố đọng lại ở trong mắt.
Kết mạc xù xì, mạch máu bị che lấp hoàn toàn bởi thẩm lậu.
Gai nhú mọc đầy, tập trung nhiều ở hai góc mi.
Nhiều hột to, chín mộng, rất dễ vỡ khi ta ấm bằng tăm bông, tiết ra một chất nhầy đặc hiệu.
Có thể thấy màng máu mỏng.
Mắt hột giai đoạn III
Đặc điểm là có sự xen kẽ giữa các dấu hiệu hoạt tính (nhú gai, thẩm lậu, hột) và dấu hiệu ổn định (sẹo).
Một đặc điểm nữa của giai đoạn này là xuất hiện biến chứng như cụp mi, lông xiêu.
Mắt hột giai đoạn IV
Mắt hột lành sẹo, trên kết mạc hết yếu tố hoạt tính, chỉ có sẹo ở mức độ khác nhau.
Từ giai đoạn III trở đi, khi khám ta có thể thấy có màng máu trên giác mạc.
Các dạng tổn thương trong bệnh mắt hột
Một số biến chứng:
hẹp và tắc ống dẫn lệ
viêm tuyến lệ hoặc viêm túi lệ
khô mắt
hẹp khe mi hoặc dính mi cầu
màng máu biến chứng lên giác mạc
màng máu giác mạc
sẹo giác mạc gây mờ mắt và loạn thị
Khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm lông quặp vào trong, cọ xát, nếu không chữa kịp có thể đưa tới lòa hay mù.
Cách điều trị:
- Chữa trị và dùng thuốc theo sự chỉ dẫn và theo dõi thường xuyên của bác sĩ của bác sĩ.
- Cần phải điều trị viêm phối hợp trước.
- Điều trị bệnh mắt hột phải tòan diện, triệt để, lâu dài.
Cách phòng bệnh:
- Vệ sinh cá nhân: giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn với người mắc bệnh, tránh để ruồi nhặng chạm vào mắt.
- Vệ sinh môi trường: môi trường nước sạch, tiêu diệt ruồi nhặng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Thấy ngứa mắt, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.
Ngoài đau mắt hột còn có thể bị một số bệnh về mắt khác như bệnh đau mắt đỏ do bị viêm kết mạc làm thành màng mỏng, rộng, phải khám và điều trị kịp thời.
Sau bài học hôm nay, các bạn có thể giữ gìn và bảo vệ cửa sổ tâm hồn của mình tốt hơn.
Chúc các bạn có một đôi mắt khoẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vân
Dung lượng: 5,89MB| Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)