Bài 7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Lộc | Ngày 05/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ - E-LEARNING
NGÀY HỘI CNTT NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LẦN THỨ I
TÊN BÀI GiẢNG:
Bài 31: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA
TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
(MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 6)
Tên giáo viên: NGUYỄN VĂN LỘC
Email: [email protected]
Website: http://locnguyen81.violet.vn
Điện thoại: 0974.021.207
Đơn vị: Trường THCS Ba Tiêu – Ba Tơ – Quảng Ngãi
Tháng 01 năm 2013
GiỚI THIỆU BÀI
Bài 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Biết được sự chuyển động tự quay quanh trục tưởng tượng của Trái Đất:
+ Hướng chuyển động quanh trục.
+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục.
+ Giờ khu vực.
- Biết được một số hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Hiện tượng ngày và đêm.
+ Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng.
2. Kĩ năng:
Sử dụng được quả Địa cầu để chứng minh hiện tượng tự quay quanh trục
của Trái Đất.
3. Thái độ:
Yêu thích học tập môn Địa lí.
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
Hình ảnh Quả địa cầu
Cực Bắc
Cực Nam
Quả địa cầu là mô
hình thu nhỏ của
Trái Đất.
Trục
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
Mặt phẳng quỹ đạo
Cực Bắc
Cực Nam
Tây
Đông
Hỏi: Dựa vào hình bên, em
hãy cho biết Trái đất tự quay
quanh trục theo hướng nào?
Trả lời: Trái đất tự quay quanh
trục theo hướng từ Tây sang
đông
Hỏi: Thời gian Trái Đất quay
một vòng quanh trục hết bao
nhiêu giờ?
Trả lời: Thời gian Trái Đất
quay một vòng quanh trục
hết 24 giờ (tức là hết một
ngày đêm)
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
Số giờ
Khu vực giờ
Hỏi: Người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm mấy khu vực
giờ?
Trả lời: Người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu
vực giờ?
Hỏi: Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua được quy ước là khu vực giờ nào?
Trả lời: Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua được quy ước là khu vực giờ 0 (cũng là khu vực giờ 24). Gọi là giờ G.M.T (Greenwich Mean Time)
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
Số giờ
Khu vực giờ
Về phía Tây giờ muộn hơn
Về phía Đông giờ sớm hơn
Hỏi: Hai khu vực cạnh nhau chênh nhau mấy giờ?
Trả lời: Hai khu vực cạnh nhau chênh nhau 1 giờ.
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
Số giờ
Khu vực giờ
Về phía Tây giờ muộn hơn
Về phía Đông giờ sớm hơn
Hỏi: Việt Nam nằm ở khu vực giờ thứ mấy? Sớm hay muộn hơn khu vực giờ gốc mấy giờ?
Trả lời: Việt Nam nằm ở khu vực giờ thứ 7. Sớm hơn khu vực giờ gốc 7 giờ?
Hỏi: Nếu ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở Việt Nam sẽ là mấy giờ?
Trả lời: Nếu ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở Việt Nam sẽ là 19 giờ (12 + 7 = 19).
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
Số giờ
Khu vực giờ
Về phía Tây giờ muộn hơn
Về phía Đông giờ sớm hơn
Hỏi: Nếu ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở Niu-Ioóc sẽ là mấy giờ (Niu-Ioóc ở khu vực giờ 19)?
Trả lời: Nếu ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở Niu-Ioóc sẽ là: KV giờ gốc 24 – KV giờ 19 = chênh 5 giờ). Ta lấy 12 – 5 = 7. Vậy ở Niu-Ioóc là 7 giờ.
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
Đường đổi ngày quốc tế
Kinh tuyến 180 độ ở giữa khu vực giờ số 12 là đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 180 độ sẽ tăng thêm 1 ngày lịch, từ Đông sang Tây qua kinh tuyến 1800 sẽ lùi lại 1 ngày lịch
Nội dung kiến thức cần nhớ của phần 1:

- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, một vòng hết 24 giờ (một ngày đêm).
- Người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực. Mỗi khu vực có một giờ riêng. Đó là giờ khu vực.
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a. Hệ quả 1:
Hỏi: Theo em, ánh sáng Mặt Trời
có thể cùng một lúc chiếu sáng
được toàn bộ bề mặt Trái Đất hay
không? Vì sao?
Trả lời: Không. Vì Trái Đất có
dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt
Trời chỉ chiếu sáng được một
nửa.
- Nửa được chiếu sáng là ngày.
- Nửa nằm trong bóng tối là đêm.
Hỏi: Giả sử Trái Đất không tự
quay quanh trục mà đứng yên.
Em nhận xét gì về ngày và đêm?
Trả lời:
- Nửa được chiếu sáng là ngày
vĩnh viễn.
- Nửa nằm trong bóng tối là đêm
vĩnh viễn.
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a. Hệ quả 1:
Qua đoạn Video Clip và hình ảnh trên ta hấy: Trái Đất hình cầu nên ánh
sáng Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa và nhờ có sự tự quay quanh
trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều
lần lượt có ngày và đêm.
Thí nghiệm chứng minh
Để chứng minh cho hiện tượng ngày và đêm, các em hãy lấy quả Địa cầu đặt lên bàn và đánh dấu một điểm A, sau đó lấy đèn pin chiếu vào quả địa cầu. Ta thấy quả Địa cầu chỉ được chiếu sáng có một nửa, tiếp theo ta quay quả địa cầu từ Tây sang Đông (theo chiều quay quanh trục của Trái Đất) thì ta sẽ thấy điểm A trên quả Địa cầu lần lượt lúc thì nằm trong bóng tối lúc thì đựoc chiếu sáng.
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
b. Hệ quả 2:
Đường đi dự định
Đường đi thực tế
(hướng lệch)
Hỏi: Dựa vào hình bên và nội
dung SGK –Địa lí 6 – tr 23. Em
hãy cho biết Trái Đất quay
quanh trục còn sinh ra hiện
tượng gì?
Trả lời: Trái Đất quay quanh
trục làm cho mọi vật chuyển
động trên bề mặt Trái Đất đều
bị lệch hướng.
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
b. Hệ quả 2:
Đường đi dự định
Đường đi thực tế
(hướng lệch)
Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển
động:
- Ở nửa cầu Bắc vật sẽ lệch
về bên phải.
- Ở nửa cầu Nam vật sẽ lệch
về bên trái.
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Ở nửa cầu Bắc vật bị lệch phải
b. Hệ quả 2:
Ở nửa cầu Nam vật bị lệch trái
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
b. Hệ quả 2:
Hiện tượng các vạt chuyển động trên bề mặt Trái Đất do Trái Đất
tự quay quanh trục đúng cho cả thể khí (gió), thể lỏng (dòng
biển) và thể rắn (đường đi của đạn, pháo...)
Nội dung kiến thức cần nhớ của phần 2:

* Hệ quả 1: Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục nên
khắp nơi trên Trái Đất lần lượt đều có ngày và đêm.

* Hệ quả 2: Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục còn làm cho
các vật chuyển động trền bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Nhìn
xuôi theo hướng chuyển động thì:
- Ở nửa cầu Bắc vật sẽ lệch về bên phải.
- Ở nửa cầu Nam vật sẽ lệch về bên trái.
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.

- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, một vòng hết
24 giờ (một ngày đêm).
- Người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực. Mỗi khu vực có một giờ
riêng. Đó là giờ khu vực.

2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

* Hệ quả 1: Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục nên
khắp nơi trên Trái Đất lần lượt đều có ngày và đêm.

* Hệ quả 2: Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục còn làm cho
các vật chuyển động trền bề mặt Trái Đất đều bị
lệch hướng. Nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì:
- Ở nửa cầu Bắc vật sẽ lệch về bên phải.
- Ở nửa cầu Nam vật sẽ lệch về bên trái.
BÀI TẬP
1. Hàng ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây nguyên nhân là do:
BÀI TẬP
2. Nếu khu vực giờ gốc là 2 giờ thì ở Hà Nội lúc đó là mấy giờ?
BÀI TẬP
3.Em hãy điền vào chỗ trống từ hoặc cụm từ thích hợp
Sự chuyển động tự quay quanh trục của trái đất sin h ra các hệ quả
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Học bài cũ
Làm bài tập bản đồ
Đọc trước bài: “Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời”

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH
ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI

Kính chúc quý thầy, cô giáo sức khoẻ và thành đạt

Chúc các em học sinh chăm ngoan và học giỏi


CHÀO THÂN ÁI !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)