Bài 6. Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học

Chia sẻ bởi Hán Hải Anh | Ngày 05/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 7
Bài 6: THỰC HÀNH TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC
I) Chuẩn bị (5’):
II) Cách sử dụng địa bàn (5’)
- Mỗi HS chuẩn bị giấy vẽ 1 tờ A4, bút viết, bút chì, thước đo độ, thước kẻ, tẩy chì...
- Các nhóm thống nhất kết quả phiếu học tập đã được giao làm ngoài giờ lên lớp.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 địa bàn.
Tiết 7-Bài 6: THỰC HÀNH TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC
II) Cách sử dụng địa bàn:
* Cấu tạo địa bàn gồm:
- Hộp nhựa đựng kim Nam châm và vòng chia độ.
- Trên vòng chia độ có ghi 4 hướng chính và số độ từ 00 -> 3600. Hướng Bắc (N) = 00 (3600), hướng Nam (S) = 1800, hướng Đông (E) = 900, hướng Tây (W) = 2700.(N,S,E,W viết tắt chữ cái đầu chỉ các hướng trong tiếng Anh)
* Cách sử dụng:
- Đặt địa bàn thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại.
- Mở chốt hãm cho kim chuyển động, đến khi kim đứng yên, ta xoay hộp nhựa lựa cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc, đầu kim màu xanh chỉ hướng Nam => Như vậy ta đã xác định đúng hướng Bắc – Nam, từ đó xác định các hướng khác.
Tiết 7-Bài 6: THỰC HÀNH TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC
II) Cách sử dụng địa bàn:
* Cấu tạo
* Cách sử dụng:
* Lưu ý: Cách xác định và thể hiện hướng trên sơ đồ:
Đặt chiều dài giấy A4 nằm song song với chiều dài lớp học,
dùng la bàn xác định hướng Bắc. Ngồi nhìn lên hướng Bắc,
dùng thước, kẻ vào góc tờ giấy đường thẳng chỉ hướng Bắc,
từ đó xác định hướng của lớp học.
III) Tiến hành (35’)
1) Báo cáo kết quả bài tập đã làm ngoài giờ lên lớp (10’):
10m
8m
2,5m
0,5m
4,5m
1m
2m
2,2m
2m
0,5m
1,2m
1,6m
20cm
16cm
5cm
1cm
9cm
2cm
4cm
4,4cm
4cm
1cm.
2,4cm
3,2cm
Hướng của lớp học chạy dài theo hướng Tây – Tây Bắc xuống Đông – Đông Nam
Tỉ lệ 1 : 50 tức là 1cm trên sơ đồ = 50cm (0,5 m) thực tế
2) Tiến hành vẽ sơ đồ lớp học theo tỉ lệ đã chọn (25’)
Bắc
Nam
Đông
Đông Bắc
Cửa sổ 2
Cửa sổ 1
Cửa sổ 3
Cửa ra vào
B
300
PHIẾU HỌC TẬP HOÀN THÀNH NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
*Nhóm: 1) Tìm hiểu về cấu tạo và cách sử dụng địa bàn.
2) Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ 1: 50. Đo, tính và điền kết quả vào bảng
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Ôn tập từ bài 1 đến bài 6 => Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
+ Học bài, đọc phần kết luận cuối mỗi bài học.
+ Trả lời các hệ thống câu hỏi – bài tập cuối mỗi bài học
+ Làm bài tập trong tập bản đồ địa lí 6 từ bài 1 -> bài 6.
- Đọc tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến các bài học
CÂU HỎI ÔN TẬP THAM KHẢO
A) Lí thuyết:
1) Trên quả Địa Cầu, cứ cách 100 ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến ? Nếu cứ 100 ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?
2) Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam?
3) Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong giảng dạy và học địa lí? Dựa bản đồ ta biết được những gì?
3)Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết được điều gì? Bản đồ có tỉ lệ 1: 2000000 có nghĩa như thế nào? Phân biệt tỉ lệ số và tỉ lệ thước?
4) Dựa vào hệ thống kinh,vĩ tuyến quy ước xác định phương hướng trên bản đồ như thế nào?
5) Thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một địa điểm?
6) Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? Các dạng kí hiệu nào?
7) Khi quan sát các đường đồng mức ở 2 bên sườn núi tại sao người ta lại biết được sườn nào dốc hơn?
B) Kỹ năng:
- Làm các bài tập cuối mỗi bài học trong sgk : Bài 2,3 (sgk/14), bài tập mục 3 (sgk/16,17), bài 1,2 (sgk/17)
- Làm các bài tập từ 1 -> 5 trong tập bản đồ Địa lí 6.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hán Hải Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)