Bài 6. Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Vinh |
Ngày 16/10/2018 |
81
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học thuộc Địa lí 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỨC CƠ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI MÔN: ĐỊA LÍ 6
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian 45 phút ( Không kể thời gian phát đề)
Chủ đề (nội dung, chương) / Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Trái đất trong hệ Mặt Trời. Cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thưc tế.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2,0
100%
1
2,0
20%
Các chuyển động của Trái Đất và các hệ qủa
- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
5,0
100%
1
5,0
50%
Địa hình bề mặt Trái Đất
- Biết được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
3,0
100%
1
3,0
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
3,0
30%
1
5,0
50%
1
2,0
20%
3
10
100%
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỨC CƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI MÔN: ĐỊA LÍ 6
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Gồm 01 trang) Thời gian 45 phút ( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2,0 điểm) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây:
a) Tờ bản đồ A có tỉ lệ 1: 200.000, hãy cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
b) Tờ bản đồ B có tỉ lệ 1: 2.000.000, hãy cho biết 10cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
Câu 2: (5,0 điểm) Em hãy trình bày vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả?
Câu 3: (3,0 điểm) Thế nào là nội lực, ngoại lực? Cho biết tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất?
----------------------HẾT----------------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: ĐỊA LÍ 6
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Gồm 01 trang)
Câu
Đáp án, thang điểm và hướng dẫn chấm
Điểm
1
a) 200.000 x 5 = 1.000.000 (cm) = 10 (km)
( Tờ bản đồ A có khoảng cách trên thực địa là 10km.
b) 2.000.000 x 10 = 20.000.000 (cm) = 200 (km)
(Tờ bản đồ B có khoảng cách trên thực địa là 200km.
1,0 đ
1,0 đ
2
- Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.
- Hệ quả:
+ Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam trên bề mặt Trái Đất: Ở nửa cầu bắc vật chuyển động lệch về bên phải, ở nửa cầu nam vật chuyển động lệc về bên trái
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
3
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Tác động của nội lực và ngoại lực:
+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Vinh
Dung lượng: 59,50KB|
Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)