BÀI 4: SKKN

Chia sẻ bởi Danh Thi Thu Anh | Ngày 05/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: BÀI 4: SKKN thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thị trấn, ngày 17 tháng 04 năm 2014.

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG BẰNG KHEN CẤP TỈNH
GIAI ĐOẠN: 2012 – 2014
I. Sơ yếu lý lịch:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ XUÂN MAI Sinh năm : 1987.
- Quê quán : Thị Trấn Huỳnh Hữu Nghĩa - Huyện Mỹ Tú - Sóc Trăng.
- Chổ ở hiện nay: Thị Trấn Huỳnh Hữu Nghĩa - Huyện Mỹ Tú - Sóc Trăng.
- Chức danh: Tổ trưởng tổ khối lá (giảng dạy lớp lá 4).
- Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thị Trấn Huỳnh Hữu Nghĩa.
II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
A/ Tên đề tài: “Một số phương pháp giúp trẻ học tốt hoạt động âm nhạc”.
B/ Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới: Sáng kiến kinh nghiệm này tôi áp dụng cho lớp lá 4 từ ngày 09 tháng 9 năm 2013 đến tháng 04 năm 2014.
C/ Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1. Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi:
- Giáo dục âm nhạc được tiến hành mọi nơi, giáo viên giúp trẻ làm quen các bài hát, bản nhạc, trò chơi mới, ôn luyện cho trẻ những nội dung đã được học.
+ Giờ đón trẻ, thể dục sáng để cháu vui vẻ, tập thể dục đều nhau thì chúng ta chọn những bản nhạc phù hợp với chủ đề mở nhạc cho cháu nghe. Ví dụ như bài “càng lớn càng ngoan, bé khỏe bé ngoan... bài tập buổi sáng”.
+ Giờ ăn giáo viên cũng có thể cho cháu hát một bài hát để các cháu vui vẽ, thoải mái, ăn ngon miệng. Ví dụ như bài hát “mời bạn ăn”.
+ Giờ ngủ trưa giáo viên chọn những bài hát bản nhạc, bài hát có giai điệu mềm mại, trữ tình, bài hát ru êm dịu cho các cháu nghe.Ví dụ : Ru con, ru em...
+ Hoạt động chiều giáo viên có thể tổ chức cho các cháu hoạt động âm nhạc theo ý thích, biểu diễn văn nghệ theo chủ đề.
2. Giáo dục âm nhạc thông qua kết hợp với các môn học khác.
Trong các hoạt động khác để hoạt động thêm sinh động và hấp dẫn thì tôi lồng ghép âm nhạc để các cháu tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn.
Dạy làm quen văn học thì tôi lồng ghép âm nhạc vào giới thiệu tên đề tài, chuyển tiếp giữa các hoạt động để tiết học nhẹ nhàng. Ví dụ: Dạy truyện “Tấm Cám” cho cháu nghe bài hát “quả thị”. Qua đây đàm thoại giới thiệu truyện .
- Đối với hoạt động thể dục thì chúng ta lồng ghép âm nhạc vào để tiết học vui vẻ và tạo cho sự thoải mái khi học. Ví dụ: khi dạy đề tài “ném trúng đích nằm ngang” ở chủ đề “bản thân” thì khởi động với bài hát “càng lớn càng ngoan”. Bài tập phát triển chung tập với bài hát “bé khỏe bé ngoan”.
- Với hoạt động tạo hình thì chúng ta khéo léo lồng ghép âm nhạc vào khi cho cháu đàm thoại, về thực hiện, hay mở nhạc cho cháu nghe khi cháu trưng bày sản phẩm. Ví dụ: Đề tài “Vẽ về biển”. khi cháu về bàn vẽ thì tôi mở bài hát “ bé yêu biển lấm”. Khi cháu quan sát sản phẩm thì mở bài hát “ba em là bộ đội hải quân”.
- Lĩnh vực phát triển nhận thức, ở hoạt động khám phá xã hội. Đề tài “ trò chuyện về biển”. Thì tôi cho cháu nghe bài hát “em yêu biển đảo quê em” để giới thiệu đề tài. Khi cho trẻ xem video các hình ảnh về biển đảo thỉ tôi lồng bài hát “ hát về biển đảo về em” vào các slide để cháu thoải moái, tập trung chú ý.
- Trong hoạt động làm quen chữ cái, tập tô giáo viên lồng ghép âm nhạc vào để các cháu vừa hứng thú vừa phát triển ngôn ngữ cho các cháu. Ví dụ: Khi chơi trò chơi sáng tạo với chữ cái o, ô, ơ… thì cô cho cháu nghe bài hát “ sói và gà cánh tiên” để cháu phân biệt được các âm.
Tóm lại trong tất cả các môn học chúng ta điều có thể tích hợp âm nhạc vào để cháu làm quen với âm nhạc để khi tiến hành hoạt động âm nhạc cháu sẽ nhớ sâu và thực hiện được tốt các yêu cầu mà hoạt động âm nhạc đề ra.
3. Làm quen âm nhạc qua kết hợp với hoạt động vui chơi.
- Hoạt động vui chơi chúng ta có thể lồng ghép âm nhạc vào như có thể cho trẻ hát hoạt cô hát cho trẻ nghe những bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, nội dung gần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Danh Thi Thu Anh
Dung lượng: 9,33KB| Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)