Bài 3. Nhận biết các vật xung quanh

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thanh Thao | Ngày 09/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Nhận biết các vật xung quanh thuộc Tự nhiên và xã hội 1

Nội dung tài liệu:

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Kiểm tra bài cũ
1.Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau không?
- Khác nhau.
2. Để giữ sức khỏe, chóng lớn cần chú ý điều gì?
- Cần chú ý ăn uống điều độ và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Chơi trò chơi :
Thử tài đoán vật
* Cách chơi như sau:
- Chọn 2 bạn đại diện cho 2 tổ lên chơi. Các em dùng khăn che mắt, lần lượt đặt tay và sờ vào các vật ở trên khay và cho biết đó là vật gì ? Ai đoán đúng nhiều vật nhất người đó sẽ thắng cuộc. Các bạn còn lại làm trọng tài
Qua trò chơi chúng ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh, còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó
Tự nhiên và xã hội
___ ____ ___
Nhận biết các vật
xung quanh
Nhiệm vụ : Quan sát hình và mô tả được một số vật xung quanh
Hoạt động nhóm đôi
Nhận biết các vật xung quanh
Nhận biết các vật xung quanh
Nhận biết các vật xung quanh
Nhận biết các vật xung quanh
Nhận biết các vật xung quanh
Nhận biết các vật xung quanh
Nhận biết các vật xung quanh
Nhận biết các vật xung quanh
Nhiệm vụ : Quan sát hình và mô tả được một số vật xung quanh
Liên hệ
Các em chỉ và nói về từng vật trước lớp (hình dáng, màu sắc và các đặc điểm như nóng, lạnh, sần sùi, mùi vị…)
Mô tả các vật xung quanh

Hoạt động 2 : Bạn nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ các vật xung quanh bằng gì ?
Hoạt động nhóm đôi
Nhờ vào đâu ta biết được màu sắc, hình dáng của một vật ?
Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật ?
Nhờ vào đâu ta biết được vị của thức ăn?
Nhờ đâu bạn nhận ra tiếng chim hót hay tiếng chó sủa .v.v..?
Nhờ đâu mà bạn biết được vật cứng hay mềm, nóng, lạnh, trơn, nhẵn , sần sùi v.v.. ?
Thứ tư ngày 15 tháng9 năm 2010
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Nhận biết các vật xung quanh
- Nhờ vào mắt ta biết được màu sắc hình dáng của vật
Nhờ vào mũi ta biết được mùi của vật.
Nhờ vào lưỡi ta biết được vị của các vật.
Tai nghe được tiếng chim hót, tiếng nói , tiếng chó sủa .v.v..
Nhận biết được vật cứng hay mềm,nóng ,lạnh,trơn, nhẵn v.v.. -> Bàn tay
Nhận biết được các vật xung quanh ta cần những giác quan -> Mắt ,mũi , lưỡi ,tai ,tay
Điều gì xảy ra mắt ta bị hỏng?
Điều gì xảy ra nếu tai của ta bị điếc?
Điều gì xảy ra nếu mũi , lưỡi , da của chúng ta mất hết cảm giác?
Để bảo vệ các giác quan các em cần phải làm gì ?
KẾT LUẬN
Nhờ có mắt (Thị giác), tai (thính giác), mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác) và da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh..
Nếu 1 trong các giác quan đó bi hỏng chúng ta sẽ không biết được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của chúng ta.
T?M BI?T
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thanh Thao
Dung lượng: 4,39MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)