Bai 3

Chia sẻ bởi Bùi Thị Len | Ngày 14/10/2018 | 114

Chia sẻ tài liệu: bai 3 thuộc Đạo đức 5

Nội dung tài liệu:

MỤC TIÊU LỚP TẬP HUẤN
1. Kiến thức:
- Biết các quy định của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác phòng chống Ma tuý và chất gây nghiện
- Biết tích hợp trong nội dung giảng dạy bộ môn Sinh học, GDCD, GD NGLL …
2. Kỹ Năng:
- Biết tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục, tuyên truyền phòng chống ma tuý trong nhà trường và cộng đồng.
- Có khả năng tổ chức tập huấn cho giáo viên ở điạ phương.
NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN
Bài 1: Tìm hiểu Ma tuý, chất cai nghiện, một số quy định pháp chế về ma tuý và GDPCMT trong trường học.
Bài 2: Giáo dục PCMT và CGN trong trường phổ thông,
Bài 3: Thực hành thiết kế bài học, xây dựng kế hoạch tập huấn GD PCMT và CGN.
Bài 4: Thảo luận nội dung tổ chức Hội thi “ Học sinh nói không với ma tuý”
Khái niệm về ma tuý:
- Ma tuý là các chất hướng thần được quy định trong danh mục do chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý. Được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
(Điều 2, Luật PC ma tuý của Việt Nam ban hành ngày 22/12/2000)

- Phân loại theo nguồn gốc: (4 nhóm)
+ Nhóm ma tuý được chiết xuất từ cây thuốc phiện (cây anh túc), sản phẩm của nó là: nhựa thuốc phiện, moocphin, heroin.
+ Nhóm ma tuý được chiết xuất từ cây Coca, sản phẩm nó là Cocain.
+ Nhóm ma tuý được chiết xuất từ cây cần sa (cây gai mèo, lanh mèo), sản phẩm của nó là nhựa, dầu,lá và thân cây cần sa.
+ Nhóm ma tuý được sản xuất từ các tiền chất và hoá chất cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất và điều chế các chất ma tuý
Căn cứ vào tác động lên hệ thần kinh (3 nhóm):
+ Các chất ma tuý gây ức chế thần kinh (Depressants): Opium (thuốc phiện), moocphin, codein, heroin, dolargan, methadon, seduxen, barbiturat …
+ Các chất kích thích thần kinh (stimulants): Cocain, Amphetamin, methamphetamin, ecstasy …
+ Các chất gây ảo giác (Hallucinogens): Cần sa, mescalin, psilocybin, LSD …
Đặc điểm chung cuả ma tuý
Chất ma tuý thường gây cho người sử dụng những biểu hiện sau:
Có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử dụng chúng bằng mọi giá.
Có khuynh hướng tăng dần liều dùng, liều sau cao hơn liều trước. Nếu tăng liều dùng, tăng thời gian sử dụng sẽ dẫn đến nghiện.
Người nghiện bị lệ thuộc về tinh thần và vật chất, khi thiếu thuốc hoặc ngừng sử dụng sẽ có biểu hiện của hội chứng cai nghiện, làm cơ thể có những phản ứng bất lợi, thậm chí có thể bị đe doạ đến tính mạng.
(Như vậy, tất cả các ma tuý đều gây nghiện. Tuy nhiên, có một số CGN nhưng không bị coi là ma tuý như: rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, chè, coca cola,…

NHẬN DẠNG MA TUÝ VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN:
Trò chơi ô chữ nhận biết ma tuý và các chất gây nghiện

Gợi ý các dòng
Dòng 1: Có 8 chữ cái, là chất ức chế thần kinh.
Dòng 2: Có 6 chữ cái, sử dụng chất này sẽ k1ich thích thần kinh trung ương, giảm ngon miệng và gây nghiện
Dòng 3: Có 8 chữ cái, là một loại dược phẩm tổng hợp, dạng bột trắng.
Dòng 4: Có 7 chữ cái, chất này ức chế thần kinh, là thuốc an thần,..
Dòng 5: Có 10 chữ cái, tên một chất ma tuý tổng hợp, Kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, tăng co bóp tim,…
Dòng 6: Có 14 chữ cái, chất được tổng hợp từ Amphetamin, mạnh gấp 500 lần so với thuốc phiện.
Dòng 7: Có 10 chữ cái, tên một loại ma tuý có nguồn gốc từ tự nhiên, dạng nhựa,…
Dòng 8: Có 7 chữ cái, tên một chất có nguồn gốc từ Amphetamin , gây khoái cảm, …
Dòng 9: Có 9 chữ cái, tên một ma tuý được tinh chế từ cây thuốc phiện, có tác dụng làm giảm đau mạnh,…
Ô chữ số màu xanh có nghĩa là gì?
Kết quả
LẠM DỤNG MA TUÝ VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

- Lạm dụng ma tuý và các chất gây nghiện là hiện tượng sử dụng chúngkhông phải cho mục đích trị liệu; hoặc tự ý kéo dài thời gian sử dụng; hoặc sử dụng quá liều chỉ định, không theo hướng dẫn của thày thuốc .
- Mọi trường hợp lạm dụng thuốc có chứa ma tuý và các CGN đều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính.
NGHIỆN MA TUÝ
Nghiện ma tuý là trạng thái nhiễm độc chu kỳ mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần chất đó.
Đặc trưng của hiện tượng nghiện là:
+ Cần tăng dần liều dùng.
+ Có sự lệ thuộc về tâm lý, sinh lý của người dùng vào chất đó.
+ Nếu thiếu nó người nghiện sẽ có những triệu chứng như: Uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đơn … và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có nó để dùng.
BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI NGHIỆN KHI ĐÓI THUỐC
Mức độ nhẹ:
- Ngáp
- Chảy nước mắt, nước mũi, nước bọt
- Vã mồ hôi, ớn lạnh, nổi da gà.
Mức độ nặng:
- Nôn mửa,
- Tiêu chảy, xuất huyết đường tiêu hoá
- Đau đầu, co giật, hôn mê
- Đau cơ, xương, khớp (hiện tượng “giòi bò” trong xương) …
LẠM DỤNG MA TUÝ VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN, NGHIỆN MA TUÝ, HỘI CHỨNG ĐÓI THUỐC








NGUYÊN NHÂN LẠM DỤNG, NGHIỆN MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

* Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghiện ma túy và CGN :
- Sử dụng thuốc có chứa ma túy không theo chỉ định của y, Bác sĩ
- Thiếu hiểu biết về ma túy và các chất gây nghiện
- Tò mò, đua đòi, sĩ diện
- Bế tắc trong cuộc sống ( thất tình , thất nghiệp, bệnh tật … )



- Để giải trí, để có thành tích cao trong thể thao, tỉnh táo khi lái xe, học thi …
- Do tập quán địa phương
- Do sự gia tăng của thị trường ma tuý
- Do bị rủ rê, bị lừa gạt, bị ép buộc….
- Do thiếu quan tâm của gia đình và xã hội
- Một số nguyên nhân khác
TÁC HẠI CỦA MA TUÝ VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN :
a. Ảnh hưởng tới sức khỏe :
- Rối loạn sinh lý (tiêu hóa, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp...)
- Tai biến do tiêm chích, nhiễm HIV/AIDS,viêm gan siêu vi B,C
- Các bệnh kèm theo : ghẻ lở, hắc lào…


b. Ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức người nghiện
- Giảm sút nhân cách : Luôn thấy cuộc đời bế tắc, u sầu, bi quan về sức khỏe, sống gấp gáp, không mục đích
- Suy thoái đạo đức : Thường xuyên xung đột với gia đình , ly hôn, lang thang, bụi đời, cướp giật, mại dâm, giết người..
c. Ảnh hưởng đến kinh tế và hạnh phúc gia đình
- Có thể khánh kiệt về kinh tế
- Hạnh phúc gia đình bị tan vỡ
- Con cái thất học dẫn đến đói nghèo, phát sinh tệ nạn xã hội
2/ Tác hại của ma túy đối với xã hội :
a. Ảnh hưởng xấu tới trật tự, an ninh xã hội :
- Trật tự an toàn xã hội bị đe dọa : Buôn lậu, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, cướp giật, tai nạn giao thông….
- Một trong những nguyên nhân lan truyền HIV/AIDS
b. Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội
- Xã hội mỗi năm phải chi hàng chục tỷ đồng cho công tác chữa bệnh cho người nghiện và HIV/AIDS
- Hàng vạn người nghiện sống bám vào xã hội


BỘ LUẬT HÌNH SỰ BAN HÀNH NGÀY 7/1/2000 QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM VÀ KHUNG HÌNH PHẠT VỀ MA TUÝ
NỘI DUNG
Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chất ma tuý (điều 192)
Tội sản xuất trái phép chất ma tuý (điều 193)
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán chất hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (điều 194)
Tội tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý (điều 195)
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý (điều 196)
HINH PHẠT
Từ 6 tháng đến 7 năm tù

Từ 2 năm tù đến tử hình

Từ 2 năm tù đến tử hình

Từ 1 năm tù đến chung thân

Từ 1 năm tù đến 10 năm tù


NỘI DUNG
6. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (điều 197)
7. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (điều 198)
8. Tội sử dụng trái phép chất ma tuý (điều 199)
9. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (điều 200)
10. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc chất ma tuý khác (điều 201)
HINH PHẠT
Từ 2 năm tù đến tử hình

Từ 2 năm tù đến 15 năm tù

Từ 3 tháng đến 5 năm tù

Từ 2 năm tù đến chung thân


Từ 1 năm tù đến chung thân


TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG
Tổ chức thực hiện chương trình GD PCMT; Giáo dục pháp luật về PCMT và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nan ma tuý.
Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền điạ phương để quản lý, giáo dục HS,SV, học viên về PCMT.
Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền điạ phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện HS,SV, học viên nghiện ma tuý.
Mục tiêu GD PCMT ở trường trung học phổ thông

GDPCMT ở trường phổ thông giúp HS hiểu biết về ma túy và các CGN, nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng ma túy và các CGN; các quy định của nhà trường, Nhà nước liên quan đến ma túy và các CGN.
Hình thành cho HS kỹ năng phòng tránh ma túy và không lạm dụng các CGN;

Để đạt được mục tiêu nêu trên, ở mỗi cấp học, bậc học cần căn cứ vào nội dung chương trình mà xác định nội dung GDPCMT phù hợp.
Có thái độ và hành vi đúng đắn, sống lành mạnh, không sử dụng buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sản xuất ma túy. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống ma túy ở trường và ở địa phương

N?i dung GD PCMT ở trường trung học phổ thông
Tên nguồn gốc và một vài đặc điểm chính, cơ chế và tính chất gây hại của các chất ma tuý, chất gây nghiện phổ biến.
Tác hại của ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Cơ chế gây nghiện, cai nghiện và hội chứng đói thuốc.
Nguyên nhân làm dụng MT và biện pháp phòng tránh, một số phương pháp cai nghiện;
Các điều luật về tội phạm ma tuý trong bộ luật hình sự và luật phòng chống ma tuý của nhà nước, các quy định của Bộ GD&ĐT, của nhà trường liên quan đến vấn đề ma tuý và các chất gây nghiện;
Kỹ năng từ chối và khuyên nhủ người khác không sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện;
Các hoạt động phòng chống ma tuý

Trách nhiệm của người giáo viên trong
công tác GD PCMT và CGN:
* Là người trực tiếp làm công tác giáo dục HS, GV có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, trong đó có GD PCMT và CGN.
* Để làm tốt công tác GD PCMT và CGN, người GV cần:
- Gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của địa phương về phòng chống ma túy.
Có ý thức tìm tòi, nghiên cứu nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức GD PCMT và CGN để vận dụng vào công tác GD PCMT và CGN trong nhà trường phổ thông nơi mình dạy học.
Có ý thức GD PCMT và CGN cho HS thông qua các hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông.
Là người kết nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội để động viên nhắc nhở và giáo dục HS, giúp các em tránh xa ma túy và các CGN

Kỹ năng sống.

Khả năng mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi thích nghi tích cực để xử trí một cách hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày
Kỹ năng giao tiếp

Một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả với mọi người. Việc này bao gồm kỹ năng lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như nhận biết được người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều cách ra sao.
Kỹ năng xác định giá trị
Giá trị là những chuẩn mực về đạo đức, niềm tin, chính kiến, thái độ của mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi xã hội. Giá trị được thay đổi qua mỗi giai đoạn trưởng thành của cuộc đời, qua kinh nghiệm sống và chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục, một chế độ xã hội nhất định.
Kỹ năng ra quyết định
Xác định
Vấn đề
Thu thập
Thông tin
Liệt kê các giải pháp để
lựa chọn
Lựa chọn giải pháp
Ra quyết định
Hành động
Kiểm định lại kết quả của quyết định
Kỹ năng kiên định

Kiên định: Kỹ năng thực hiện bằng được những gì mà mình muốn hoặc từ chối những gì mình không muốn với sự tôn trọng, có xem xét tới nhu cầu và quyền của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách đúng mực.
KỸ NĂNG ĐẶT MỤC TIÊU
Mỗi mục tiêu đặt ra đều cần có các hành động cụ thể để đạt mục tiêu đó. Hành động dù lớn hay nhỏ đều cần suy nghĩ: làm như vật để đạt cái gì? có lợi không? Nếu hành động không mang lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình, cơ quan, bạn bè thì hãy tự kiềm chế và kiểm tra lại mình để điều chỉnh cho phù hợp.
QUY ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ VIỆC XỬ LÝ HS,SV LIÊN QUAN ĐẾN MA TUÝ
VI PHẠM
1. HS,SV vi phạm quy định về sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng, lôi kéo cưỡng bức người khác sử dụng ma tuý
HÌNH THỨC XỬ LÝ
- Nếu là người đang làm thủ tục nhập-học thì thu hồi giấy triệu tập, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định cuả Pháp luật.
- Nếu đang học thì bị kỷ luật buộc thôi học, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của Pháp luật.
QUY ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ VIỆC XỬ LÝ HS,SV LIÊN QUAN ĐẾN MA TUÝ
VI PHẠM
2. Học sinh, sinh viên nghiện ma tuý
HÌNH THỨC XỬ LÝ
Nếu là người đang làm thủ tục nhập học thì thu hồi giấy triệu tập, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức cai nghiện.
Nếu đang học thì:
+ Kỷ luật đình chỉ học tập một năm trả về gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện (trường hợp không tự giác khai báo)
+ Cho nghỉ học 1 năm trả về gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện (trường hợp tự giác khai báo)
QUY ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ VIỆC XỬ LÝ HS,SV LIÊN QUAN ĐẾN MA TUÝ
VI PHẠM
3. Học sinh, sinh viên mới sử dụng ma tuý mà chưa nghiện
HÌNH THỨC XỬ LÝ
Nếu tự giác khai báo thì không kỷ luật mà nhà trường tổ chức giáo dục;
Nếu bị phát hiện sử dụng ma tuý sẽ bị kỷ luật cảnh cáo và nhà trường tổ chức giáo dục;
Trường hợp tái sử dụng ma tuý:
+ Lần thứ nhất: Đình chỉ học tập 1 năm.
+ Lần thứ hai: Buộc thôi học
Địa chỉ liên lac
Đinh Thế Dũng – Phòng Giáo dục Tiểu học - Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang.
Tel: CQ: 077.3867357
DD: 0903366645 hoặc 0939488883
Email:
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Len
Dung lượng: 2,54MB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)