Bài 24. Biển và đại dương
Chia sẻ bởi Phạm Hoàng Nam |
Ngày 05/05/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Biển và đại dương thuộc Địa lí 6
Nội dung tài liệu:
Ngày 15 Tháng 5 Năm 2017
Tại Sao Phải Bảo Vệ Cảnh Quan Môi Trường Biển ?
Phạm Hoàng Nam
Lớp: 6c
Trường :THCS Cao Xuân Huy
Biển là nguồn lợi ích về kinh tế:
1.Biển là nguồn khai thác tài nguyên lớn:
Tài nguyên của biển rất đa dạng, phong phú :
Biển là một kho chứa hoá chất rộng lớn.Ở trong nước, dưới đáy biển, trong lòng đất có một lượng lớn nhiên liệu hoá thạch trong đó có cả dầu.Ta được biết dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của rất nhiều các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen". Cùng với đó, nước biển chứa một kho muối khổng lồ, iốt, nước khoáng,và hơn 60 nguyên tố hoá học khác nhau.
Những bãi biển đẹp luôn là điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch từ khắp nơi.Nên việc quảng bá du lịch sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ .Ở biển chúng ta có thể chơi nhiều trò chơi mạo hiểm như lướt sóng ,lượn dù,nó đều là những trò chơi có giá không hề nhỏ.Cùng với lặn biển sẽ tạo nên một tour du lịch đắt khách.
2.Nguồn lợi về quảng bá du lịch:
Những món thủy, hải sản luôn là món ăn được mị người tin dùng.Biển có được một môi trường sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú.Trong những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng sản phẩm thủy sản không ngừng gia tăng, đặc biệt là sản lượng khai thác.Càng ngày phương tiện càng hiện đại,sản lượng thủy ,hải sản đáng bắt được càng cao kèm theo đó là tăng trưởng về kinh tế.Còn có những loại tảo,rêu,… có công dụng như một loại thuốc chữa bệnh của đại dương bao la.
3.Khai thác thủy sản, hải sản và một số loài thực vật:
4. Là tuyến giao thông và giao lưu thương mại:
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển và đại dương làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế, do đó vận tải đường biển đã thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nếu thương mại được cho là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó.Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều đất nước với nhau.Giúp các nước có thể buôn bán, trao đổi hàng hóa, là nhịp cầu giúp các đất nước siết gần nhau hơn.
Tầm quan trọng của biển:
1.Biển giúp điều hòa khí hậu:
Biển và đại dương là những kho nước vô tận, cung cấp cho các lục địa một lượng hơi nước rất lớn, sinh ra mây mưa để duy trì cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái Đất và có tác dụng điều hoà khí hậu.Nhóm nghiên cứu của Paul Giorgio và Carlos Duarte, Đại học Montreal ở Quebec (Canada), đã tổng kết các số liệu đo đạc đơn lẻ về lượng khí CO2 tại các vùng biển trên thế giới trong một mô hình toán học. Họ thấy rằng, trong 3 thập kỷ qua, hàng năm các sinh vật ở đại dương thải từ 55,8 đến 76,1 tỷ tấn CO2; trong khi đó, lượng khí CO2 mà chúng hấp thụ dao động từ 50,9 đến 86,5 tỷ tấn. Tính ra trung bình, mỗi năm biển "giải quyết" khoảng 2,7 tỷ tấn CO2. Lượng khí này tương đương với 1/3 lượng khí CO2 do các hoạt động của con người sinh ra trên trái đất.Nhờ có biển mà khí hậu trên Trái đất mới được ổn định
2.Biển mang lại một nguồn năng lượng sạch:
Đại dương là một nguồn năng lượng tái tạo vô tận cho việc chế tạo điện năng sử dụng cho thế giới. Tổng quát, về lý thuyết đánh giá thế năng của đại dương có thể đạt 100 000 TWh/năm (trong khi đó tiêu thụ năng lượng điện của thế giới là 16 000 TWh/năm). Trong những năm gần đây thế giới đã quan tâm rộng rãi tới năng lượng của sóng biển. Khai thác đại dương để sản xuất điện từ nguồn sóng biển mênh mông trong các đại dương của thế giới là một phần lời giải cho vấn đề năng lượng của chúng ta. Sự chuyển đổi chỉ riêng tài nguyên sóng biển có thể cung cấp một phần rất lớn yêu cầu về điện năng của con người. Hiện có nhiều công nghệ để biến năng lượng sóng biển vào điện năng và ngày nay vẫn còn chưa biết được công nghệ nào sẽ được tin tưởng.Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường
Đại dương là một nguồn năng lượng tái tạo vô tận cho việc chế tạo điện năng sử dụng cho thế giới. Tổng quát, về lý thuyết đánh giá thế năng của đại dương có thể đạt 100 000 TWh/năm (trong khi đó tiêu thụ năng lượng điện của thế giới là 16 000 TWh/năm). Trong những năm gần đây thế giới đã quan tâm rộng rãi tới năng lượng của sóng biển. Khai thác đại dương để sản xuất điện từ nguồn sóng biển mênh mông trong các đại dương của thế giới là một phần lời giải cho vấn đề năng lượng của chúng ta. Sự chuyển đổi chỉ riêng tài nguyên sóng biển có thể cung cấp một phần rất lớn yêu cầu về điện năng của con người. Hiện có nhiều công nghệ để biến năng lượng sóng biển vào điện năng và ngày nay vẫn còn chưa biết được công nghệ nào sẽ được tin tưởng.Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường
Những ảnh hưởng xấu mà biển đang và sẽ phải đối mặt:
Biển và đại dương có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống và của con người và với môi trường tự nhiên. Song biển và đại dương đang chịu nhiều sức ép về môi trường do đã và đang được xem là “bãi rác khổng lồ” của con người.Do các hoạt động trên đất liền: chất thải do hoạt động sinh hoạt và sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,..) của con người theo các dòng chảy sông suối ra biển là cho nguồn nước biển bị ô nhiễm trầm trọng.Rác thải sau mỗi lần dừng chân là nỗi ám ảnh đối với mối bãi biên hiền dịu.Đại dương có được một nguồn tài nguyên giàu có nhưng nó không phải là vô tận.Sự khan hiếm tài nguyên trên lục địa nên con người đi ra biển để khai thác tài nguyên (dầu khí, thủy sản,..) trên thềm lục địa và đáy đại dương, nguồn tài nguyên quí giá từ biển cả đang bị đe dọa nghiêm trọng.Các công trình xây dựng ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của con người.Xây dựng một cách tràn lan khiến cho nguồn đất bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến các vùng biển lân cận .
Cần chung tay bảo vệ môi trường biển
1.Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên:
Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái của đất nước. Cho nên, có thể nói sự “trường tồn của biển cả” sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.Nếu chúng ta không biết quý trọng, tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu từ biển cả thì không sớm thì muộn chúng ta sẽ phải sống mà không có được sự trợ giúp từ biển.
2.Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển:
Biển là một nơi có thể phát triển về quảng bá du lịch, các du khách rất yêu thích vẻ đẹp của biển. Nhưng mỗi lần ghé thăm thứ họ để lại là gì, là những “núi rác”. Còn người chúng ta thải rác quá nhiều ra biển. May cho chúng ta đây mới chỉ là khoảng 80% người trên trái đất. Nên ngay từ lúc này chúng ta làm giảm ô nhiễm ở biển.Chúng ta cần phải tuyên truyền về việc không thải rác ra biển dến tất cả mọi người nhất là đối với học sinh.Như vậy chúng ta sẽ giảm được lượng lớn rác thải.Chúng ta có thể nhặt rác rồi đưa đi tiêu hủy, góp một phần nào đó vào việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển.
3.Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo:
Thông qua áp dụng và thực thi các giải pháp và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên cơ quan, liên vùng, liên kết với cộng đồng và các bên liên quan (stakeholder) và quản lý không gian biển (marine spatial management) dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái (ecosystem-based approach). Mục đích chung của quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo là: đảm bảo phát triển đa ngành, sử dụng đa mục tiêu (tối ưu hoá) và bảo đảm đa lợi ích (các bên cùng có lợi) giữa nhà nước, lĩnh vực tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương, cũng như giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống tài nguyên - môi trường biển, ven biển và hải đảo.
4.Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển:
Phương thức này bao gồm các công cụ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát, cưỡng chế thực thi (kiểm soát liên ngành), chủ yếu như: tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), quan trắc - cảnh báo môi trường, xác định các điểm nóng môi trường hoặc ô nhiễm, các loại giấy phép và biện pháp kiểm soát sử dụng đất ven biển và mặt nước biển và hải đảo.Xử lý nghiêm minh các hành vi làm ô nhiễm môi trường biển dưới mọi hình thức (trực tiếp hoặc gián tiếp) theo quy định của pháp luật.
5.Các công cụ kinh tế và chính sách:
Xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.Thực tế cho thấy các quy định xử phạt của Việt Nam còn nhiều khác biệt và chồng chéo. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển còn chưa được đề cập đến. Các mức độ vi phạm đã cố gắng chi tiết hoá nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu qui định về sử dụng các công cụ pháp lý - kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển. Cho nên cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển.
6.Tham vấn của các bên liên quan:
Về bản chất, tài nguyên biển - ven biển thuộc loại tài nguyên chia sẻ (shared resources) cho nên việc sử dụng nó làm gia tăng mâu thuẫn lợi ích giữa các cộng đồng hưởng dụng các hệ thống tài nguyên này. Vì thế, cần một giải pháp quan trọng là phải tranh thủ càng nhiều càng tốt sự tham vấn của các bên liên quan và lôi cuốn được khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động quản lý môi trường biển và ven biển. Vấn đề này thực hiện đơn lẻ ở từng khu vực, chưa đại trà. Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệu biển Việt Nam”: xây dựng “Hướng dẫn xác định và cấp chứng chỉ xanh cho các vùng biển, ven biển, hải đảo”, cũng như “Nhãn sinh thái biển cho các sản phẩm và dịch vụ kinh tế biển”,... Triển khai thường xuyên hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-7/6) và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6). Xây dựng và truyền thông điệp về ý thức biển cả của dân tộc Việt Nam qua câu nói bất hủ của Bác Hồ (1959): “Biển cả của ta do nhân dân ta làm chủ!”.
Tại Sao Phải Bảo Vệ Cảnh Quan Môi Trường Biển ?
Phạm Hoàng Nam
Lớp: 6c
Trường :THCS Cao Xuân Huy
Biển là nguồn lợi ích về kinh tế:
1.Biển là nguồn khai thác tài nguyên lớn:
Tài nguyên của biển rất đa dạng, phong phú :
Biển là một kho chứa hoá chất rộng lớn.Ở trong nước, dưới đáy biển, trong lòng đất có một lượng lớn nhiên liệu hoá thạch trong đó có cả dầu.Ta được biết dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của rất nhiều các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen". Cùng với đó, nước biển chứa một kho muối khổng lồ, iốt, nước khoáng,và hơn 60 nguyên tố hoá học khác nhau.
Những bãi biển đẹp luôn là điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch từ khắp nơi.Nên việc quảng bá du lịch sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ .Ở biển chúng ta có thể chơi nhiều trò chơi mạo hiểm như lướt sóng ,lượn dù,nó đều là những trò chơi có giá không hề nhỏ.Cùng với lặn biển sẽ tạo nên một tour du lịch đắt khách.
2.Nguồn lợi về quảng bá du lịch:
Những món thủy, hải sản luôn là món ăn được mị người tin dùng.Biển có được một môi trường sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú.Trong những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng sản phẩm thủy sản không ngừng gia tăng, đặc biệt là sản lượng khai thác.Càng ngày phương tiện càng hiện đại,sản lượng thủy ,hải sản đáng bắt được càng cao kèm theo đó là tăng trưởng về kinh tế.Còn có những loại tảo,rêu,… có công dụng như một loại thuốc chữa bệnh của đại dương bao la.
3.Khai thác thủy sản, hải sản và một số loài thực vật:
4. Là tuyến giao thông và giao lưu thương mại:
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển và đại dương làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế, do đó vận tải đường biển đã thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nếu thương mại được cho là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó.Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều đất nước với nhau.Giúp các nước có thể buôn bán, trao đổi hàng hóa, là nhịp cầu giúp các đất nước siết gần nhau hơn.
Tầm quan trọng của biển:
1.Biển giúp điều hòa khí hậu:
Biển và đại dương là những kho nước vô tận, cung cấp cho các lục địa một lượng hơi nước rất lớn, sinh ra mây mưa để duy trì cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái Đất và có tác dụng điều hoà khí hậu.Nhóm nghiên cứu của Paul Giorgio và Carlos Duarte, Đại học Montreal ở Quebec (Canada), đã tổng kết các số liệu đo đạc đơn lẻ về lượng khí CO2 tại các vùng biển trên thế giới trong một mô hình toán học. Họ thấy rằng, trong 3 thập kỷ qua, hàng năm các sinh vật ở đại dương thải từ 55,8 đến 76,1 tỷ tấn CO2; trong khi đó, lượng khí CO2 mà chúng hấp thụ dao động từ 50,9 đến 86,5 tỷ tấn. Tính ra trung bình, mỗi năm biển "giải quyết" khoảng 2,7 tỷ tấn CO2. Lượng khí này tương đương với 1/3 lượng khí CO2 do các hoạt động của con người sinh ra trên trái đất.Nhờ có biển mà khí hậu trên Trái đất mới được ổn định
2.Biển mang lại một nguồn năng lượng sạch:
Đại dương là một nguồn năng lượng tái tạo vô tận cho việc chế tạo điện năng sử dụng cho thế giới. Tổng quát, về lý thuyết đánh giá thế năng của đại dương có thể đạt 100 000 TWh/năm (trong khi đó tiêu thụ năng lượng điện của thế giới là 16 000 TWh/năm). Trong những năm gần đây thế giới đã quan tâm rộng rãi tới năng lượng của sóng biển. Khai thác đại dương để sản xuất điện từ nguồn sóng biển mênh mông trong các đại dương của thế giới là một phần lời giải cho vấn đề năng lượng của chúng ta. Sự chuyển đổi chỉ riêng tài nguyên sóng biển có thể cung cấp một phần rất lớn yêu cầu về điện năng của con người. Hiện có nhiều công nghệ để biến năng lượng sóng biển vào điện năng và ngày nay vẫn còn chưa biết được công nghệ nào sẽ được tin tưởng.Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường
Đại dương là một nguồn năng lượng tái tạo vô tận cho việc chế tạo điện năng sử dụng cho thế giới. Tổng quát, về lý thuyết đánh giá thế năng của đại dương có thể đạt 100 000 TWh/năm (trong khi đó tiêu thụ năng lượng điện của thế giới là 16 000 TWh/năm). Trong những năm gần đây thế giới đã quan tâm rộng rãi tới năng lượng của sóng biển. Khai thác đại dương để sản xuất điện từ nguồn sóng biển mênh mông trong các đại dương của thế giới là một phần lời giải cho vấn đề năng lượng của chúng ta. Sự chuyển đổi chỉ riêng tài nguyên sóng biển có thể cung cấp một phần rất lớn yêu cầu về điện năng của con người. Hiện có nhiều công nghệ để biến năng lượng sóng biển vào điện năng và ngày nay vẫn còn chưa biết được công nghệ nào sẽ được tin tưởng.Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường
Những ảnh hưởng xấu mà biển đang và sẽ phải đối mặt:
Biển và đại dương có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống và của con người và với môi trường tự nhiên. Song biển và đại dương đang chịu nhiều sức ép về môi trường do đã và đang được xem là “bãi rác khổng lồ” của con người.Do các hoạt động trên đất liền: chất thải do hoạt động sinh hoạt và sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,..) của con người theo các dòng chảy sông suối ra biển là cho nguồn nước biển bị ô nhiễm trầm trọng.Rác thải sau mỗi lần dừng chân là nỗi ám ảnh đối với mối bãi biên hiền dịu.Đại dương có được một nguồn tài nguyên giàu có nhưng nó không phải là vô tận.Sự khan hiếm tài nguyên trên lục địa nên con người đi ra biển để khai thác tài nguyên (dầu khí, thủy sản,..) trên thềm lục địa và đáy đại dương, nguồn tài nguyên quí giá từ biển cả đang bị đe dọa nghiêm trọng.Các công trình xây dựng ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của con người.Xây dựng một cách tràn lan khiến cho nguồn đất bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến các vùng biển lân cận .
Cần chung tay bảo vệ môi trường biển
1.Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên:
Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái của đất nước. Cho nên, có thể nói sự “trường tồn của biển cả” sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.Nếu chúng ta không biết quý trọng, tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu từ biển cả thì không sớm thì muộn chúng ta sẽ phải sống mà không có được sự trợ giúp từ biển.
2.Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển:
Biển là một nơi có thể phát triển về quảng bá du lịch, các du khách rất yêu thích vẻ đẹp của biển. Nhưng mỗi lần ghé thăm thứ họ để lại là gì, là những “núi rác”. Còn người chúng ta thải rác quá nhiều ra biển. May cho chúng ta đây mới chỉ là khoảng 80% người trên trái đất. Nên ngay từ lúc này chúng ta làm giảm ô nhiễm ở biển.Chúng ta cần phải tuyên truyền về việc không thải rác ra biển dến tất cả mọi người nhất là đối với học sinh.Như vậy chúng ta sẽ giảm được lượng lớn rác thải.Chúng ta có thể nhặt rác rồi đưa đi tiêu hủy, góp một phần nào đó vào việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển.
3.Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo:
Thông qua áp dụng và thực thi các giải pháp và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên cơ quan, liên vùng, liên kết với cộng đồng và các bên liên quan (stakeholder) và quản lý không gian biển (marine spatial management) dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái (ecosystem-based approach). Mục đích chung của quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo là: đảm bảo phát triển đa ngành, sử dụng đa mục tiêu (tối ưu hoá) và bảo đảm đa lợi ích (các bên cùng có lợi) giữa nhà nước, lĩnh vực tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương, cũng như giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống tài nguyên - môi trường biển, ven biển và hải đảo.
4.Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển:
Phương thức này bao gồm các công cụ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát, cưỡng chế thực thi (kiểm soát liên ngành), chủ yếu như: tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), quan trắc - cảnh báo môi trường, xác định các điểm nóng môi trường hoặc ô nhiễm, các loại giấy phép và biện pháp kiểm soát sử dụng đất ven biển và mặt nước biển và hải đảo.Xử lý nghiêm minh các hành vi làm ô nhiễm môi trường biển dưới mọi hình thức (trực tiếp hoặc gián tiếp) theo quy định của pháp luật.
5.Các công cụ kinh tế và chính sách:
Xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.Thực tế cho thấy các quy định xử phạt của Việt Nam còn nhiều khác biệt và chồng chéo. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển còn chưa được đề cập đến. Các mức độ vi phạm đã cố gắng chi tiết hoá nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu qui định về sử dụng các công cụ pháp lý - kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển. Cho nên cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển.
6.Tham vấn của các bên liên quan:
Về bản chất, tài nguyên biển - ven biển thuộc loại tài nguyên chia sẻ (shared resources) cho nên việc sử dụng nó làm gia tăng mâu thuẫn lợi ích giữa các cộng đồng hưởng dụng các hệ thống tài nguyên này. Vì thế, cần một giải pháp quan trọng là phải tranh thủ càng nhiều càng tốt sự tham vấn của các bên liên quan và lôi cuốn được khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động quản lý môi trường biển và ven biển. Vấn đề này thực hiện đơn lẻ ở từng khu vực, chưa đại trà. Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệu biển Việt Nam”: xây dựng “Hướng dẫn xác định và cấp chứng chỉ xanh cho các vùng biển, ven biển, hải đảo”, cũng như “Nhãn sinh thái biển cho các sản phẩm và dịch vụ kinh tế biển”,... Triển khai thường xuyên hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-7/6) và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6). Xây dựng và truyền thông điệp về ý thức biển cả của dân tộc Việt Nam qua câu nói bất hủ của Bác Hồ (1959): “Biển cả của ta do nhân dân ta làm chủ!”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Hoàng Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)