Bài 23. Sông và hồ

Chia sẻ bởi Phan Thanh Việt | Ngày 05/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Sông và hồ thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 29: SÔNG VÀ HỒ
1) Sông và lượng nước của sông:
a. Sông:
Sông là gì?
Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.
Những nguồn cung cấp nước cho sông?
Nguồn cung cấp nước cho sông là nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.


- Em hãy đọc tên một số
hệ thống sông ngòi điển
Hình ở nước ta?
Lưu vực sông là gì?
Là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là lưu vực sông.
Hãy cho biết bộ phận chập vào thành một dòng sông? Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì?
Gồm phụ lưu, chi lưu, sông chính.
- Các dòng sông có nhiệm vụ thoát nước cho sông chính gọi là chi lưu.
- Nước đổ vào sông chính gọi là phụ lưu.
Vậy đặc điểm các dòng sông phụ thuộc yếu tố nào?
Bản đồ sông ngòi Việt Nam.
Xác định các hệ thống
sông Hồng.

Đà
Phụ lưu Chảy


Đáy
Chi lưu Đuống
Luộc
Ninh Cơ
Vậy hệ thống sông là gì?
Sông chính cùng với sông phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
b. Lưu lượng của sông:



Lưu lượng ( lượng chảy) qua mặt cắt ngang. lòng sông ở một địa điểm trong một giây
( m3/ s).
- Vậy theo em lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện nào?
Lưu lượng của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
- Mùa nào nước sông lên cao chảy xiết?
- Mùa nào nước sông hạ thấp chảy êm đềm?
Vậy thế nào là tổng lượng nước trong mùa lũ và tổng lượng nước trong mùa cạn của một con sông?
Vậy thuỷ chế sông gọi là gì?
-Thuỷ chế sông: là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm.
Đặc điểm của một con sông thể hiện qua các yếu tố gì?
Đặc điểm của một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó.
Dựa vào bảng số liệu hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước sông Hồng và sông Mê công:
_Bằng những hiểu biết thực tế, cho ví dụ về lợi ích và tác hại của sông?








- Sông ngòi có giá trị kinh tế rất lớn về giao thông, về thuỷ điện, thuỷ lợi, cung cấp phù sa cho đồng bằng..Tuy nhiên, sông ngòi cũng gây không ít tác hại như về mùa lũ, nước sông lên cao gây lụt lội làm thiệt hại lớn đến tài sản và sinh mạng của nhân dân trong vùng.
2) Hồ:
Hồ là gì?
Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
- Có mấy loại hồ? Căn cứ vào đặc điểm gì để chia các loại hồ?
Hai loại : hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
Nguồn gốc hình thành hồ?
- Hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau:
+ Hồ vết tích của khúc sông (hồ Tây).
+ Hồ miệng núi lửa đã tắt (hồ ở Play cu).
+ Hồ nhân tạo xây dựng để phục vụ nhà máy thuỷ điện.
Hồ nhân tạo là gì? Kể tên một số hồ nhân tạo ở nước ta mà em biết? Xây dựng hồ nhân tạo có tác dụng gì?
- Tác dụng của hồ:
+ Điều hoà dòng chảy, giao thông, tưới tiêu, phát điện, nuôi thuỷ sản.
+ Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch
* Củng cố và luyện tập:
Chọn ý em cho là đúng nhất.
1. lưu lượng của một con sông phụ thuộc vào:
a. Diện tích lưu vực.
b. Nguồn nước cung cấp.
c. Cả hai đều đúng.
d. Cả hai đều sai.
2. Sông có hàm lượng phù sa ( tỉ lệ phù sa trong nước sông) lớn nhất nước ta là:
�a. Sông Cửu Long.
b. Sông Đồng Nai.
c. Sông Đà Rằng.
d. Sông Hồng.
* Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về học thuộc bài và trả lời câu hỏi 1,2,3,4/ 72 sgk.
- Làm bài tập bản đồ bài 23.
- Chuẩn bị bài " Biển và Đại Dương" soạn các câu hỏi sau:
1. Vì sau độ muối của biển và đại dương khác nhau?
2. Nêu nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên bề mặt trái đất?
3. Tại sao dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
- Đọc trước bài đọc thêm trang 76 sgk.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)