Bài 23. Cây hoa
Chia sẻ bởi Lê Thanh Hiền |
Ngày 09/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Cây hoa thuộc Tự nhiên và xã hội 1
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 23: Cây hoa
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Sa
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
- Kể tên một số cây hoa và nơi sống của chúng.
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa.
- Nói được ích lợi của việc trồng hoa.
- HS có ý thức chăm sóc cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên:
- Máy chiếu, nhạc
- Thẻ từ
2. Học sinh: cây hoa, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động 1: Quan sát cây hoa
* Mục tiêu:
- HS biết chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa.
- Biết phân biệt loại hoa này với loại hoa khác
* Phương pháp: thảo luận, trực quan, đàm thoại
* Hình thức: nhóm 4, cả lớp
* Cách tiến hành:
- Khởi động: Nói tên cây hoa em mang tới lớp.
- GV yêu cầu HS họp nhóm 4: Hãy thảo luận để nêu tên các bộ phận của cây hoa. → HS thảo luận và trình bày.
- GV phát cho các nhóm thẻ từ có ghi tên các bộ phận và yêu cầu HS gắn vào cây hoa của nhóm mình để xác định vị trí các bộ phận của cây hoa. → HS thực hiện.
GV tổ chức cho HS đi quan sát cây hoa của các nhóm. → HS nhận xét bài của nhóm bạn
GV trình chiếu hình cây hoa → HS nêu tên các bộ phận.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Các loại hoa trong của các bạn trong nhóm mang đến lớp có gì giống nhau và có gì khác nhau? →HS thảo luận sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá và hoa. Các loại hoa có màu sắc, hình dáng, hương thơm khác nhau.
NGHỈ GIỮA TIẾT
2.Hoạt động 2: Ích lợi của cây hoa
* Mục tiêu:
- HS biết ích lợi của việc trồng hoa.
- Biết tên một số loài hoa và nơi trồng của chúng.
* Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, trò chơi
* Hình thức: nhóm 2, cả lớp
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi “Thi nói tên hoa” → GV chia lớp thành 2 đội thi nói nhanh tên các loại hoa, nhóm nào nói tên hoa đã nêu rồi hoặc không nói tiếp được thì thua cuộc.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: Người ta trồng hoa để làm gì? → HS trình bày ý kiến
- GV chốt ý: Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa và làm thức ăn. → Giáo dục tư tưởng
- GV tổ chức trò chơi “Chung Sức” với câu hỏi Cây hoa được trồng nhiều nhất ở đâu? → GV chia lớp thành 2 đội,HS thảo luận rồi nêu ý kiến.
GV trình chiếu. → Chúng ta không nên làm gì đối với hoa nơi công cộng.
3.Hoạt động 3: Đố bạn hoa gì?
* Mục tiêu: HS nhận biết các loại hoa
* Phương pháp: trực quan, trò chơi
* Hình thức: cá nhân
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu trò chơi “Ai tinh mắt thế?” và phổ biến luật chơi: Có 6 loại hoa sẽ xuất hiện trên màn hình, HS sẽ nhớ và viết lại tên các loại hoa đó trong thời gian một bài nhạc. Ai viết được nhiều và đúng nhất sẽ là người chiến thắng.
- GV trình chiếu, HS quan sát
- GV cho nghe nhạc, HS viết tên hoa vào bảng con
- HS nêu, GV mở đáp án và nhận xét.
CHUNG SỨC
Công viên
Sân trường
Vườn nhà
Đường phố
Nơi công cộng
CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY HOA
rễ
thân
lá
hoa
ai mà tài thế?
hoa sen
hoa cúc
hoa đào
hướng dương
hoa sứ
hoa mai
Lời kết
Để thực hiện bài dạy này tôi đã sử dụng nguồn tư liệu trên mạng từ địa chỉ Google.com.vn
Bài dạy của tôi sẽ được hoàn thiện hơn nếu có sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 23: Cây hoa
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Sa
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
- Kể tên một số cây hoa và nơi sống của chúng.
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa.
- Nói được ích lợi của việc trồng hoa.
- HS có ý thức chăm sóc cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên:
- Máy chiếu, nhạc
- Thẻ từ
2. Học sinh: cây hoa, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động 1: Quan sát cây hoa
* Mục tiêu:
- HS biết chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa.
- Biết phân biệt loại hoa này với loại hoa khác
* Phương pháp: thảo luận, trực quan, đàm thoại
* Hình thức: nhóm 4, cả lớp
* Cách tiến hành:
- Khởi động: Nói tên cây hoa em mang tới lớp.
- GV yêu cầu HS họp nhóm 4: Hãy thảo luận để nêu tên các bộ phận của cây hoa. → HS thảo luận và trình bày.
- GV phát cho các nhóm thẻ từ có ghi tên các bộ phận và yêu cầu HS gắn vào cây hoa của nhóm mình để xác định vị trí các bộ phận của cây hoa. → HS thực hiện.
GV tổ chức cho HS đi quan sát cây hoa của các nhóm. → HS nhận xét bài của nhóm bạn
GV trình chiếu hình cây hoa → HS nêu tên các bộ phận.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Các loại hoa trong của các bạn trong nhóm mang đến lớp có gì giống nhau và có gì khác nhau? →HS thảo luận sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá và hoa. Các loại hoa có màu sắc, hình dáng, hương thơm khác nhau.
NGHỈ GIỮA TIẾT
2.Hoạt động 2: Ích lợi của cây hoa
* Mục tiêu:
- HS biết ích lợi của việc trồng hoa.
- Biết tên một số loài hoa và nơi trồng của chúng.
* Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, trò chơi
* Hình thức: nhóm 2, cả lớp
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi “Thi nói tên hoa” → GV chia lớp thành 2 đội thi nói nhanh tên các loại hoa, nhóm nào nói tên hoa đã nêu rồi hoặc không nói tiếp được thì thua cuộc.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: Người ta trồng hoa để làm gì? → HS trình bày ý kiến
- GV chốt ý: Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa và làm thức ăn. → Giáo dục tư tưởng
- GV tổ chức trò chơi “Chung Sức” với câu hỏi Cây hoa được trồng nhiều nhất ở đâu? → GV chia lớp thành 2 đội,HS thảo luận rồi nêu ý kiến.
GV trình chiếu. → Chúng ta không nên làm gì đối với hoa nơi công cộng.
3.Hoạt động 3: Đố bạn hoa gì?
* Mục tiêu: HS nhận biết các loại hoa
* Phương pháp: trực quan, trò chơi
* Hình thức: cá nhân
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu trò chơi “Ai tinh mắt thế?” và phổ biến luật chơi: Có 6 loại hoa sẽ xuất hiện trên màn hình, HS sẽ nhớ và viết lại tên các loại hoa đó trong thời gian một bài nhạc. Ai viết được nhiều và đúng nhất sẽ là người chiến thắng.
- GV trình chiếu, HS quan sát
- GV cho nghe nhạc, HS viết tên hoa vào bảng con
- HS nêu, GV mở đáp án và nhận xét.
CHUNG SỨC
Công viên
Sân trường
Vườn nhà
Đường phố
Nơi công cộng
CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY HOA
rễ
thân
lá
hoa
ai mà tài thế?
hoa sen
hoa cúc
hoa đào
hướng dương
hoa sứ
hoa mai
Lời kết
Để thực hiện bài dạy này tôi đã sử dụng nguồn tư liệu trên mạng từ địa chỉ Google.com.vn
Bài dạy của tôi sẽ được hoàn thiện hơn nếu có sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Hiền
Dung lượng: 414,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)