Bài 2. Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
Chia sẻ bởi Bùi Thị Hương |
Ngày 05/05/2019 |
67
Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Bản đồ. Cách vẽ bản đồ thuộc Địa lí 6
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS HIM LAM - TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
Người dạy: Bùi Thị Thanh Hương
Kiểm tra bài cũ:
Cho biết hình dạng, kích thước của Trái Đất? Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời?
Chỉ ra trên quả Địa Cầu các đường kinh tuyến, các đường vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
Thế nào là Kinh tuyến? Thế nào là Vĩ tuyến?
Tiết 3:
Bài 2: BẢN ĐỒ. CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
1) Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của trái đất lên mặt phẳng của giấy:
Hình 4. Bề mặt quả Địa Cầu được dàn phẳng
Hình 5. Bản đồ nối bề mặt Địa Cầu sau khi đã nối những chỗ bị đứt
(1. Đảo Grơn len; 2. Lục địa Nam Mĩ)
Nhóm lẻ: Quan sát bản đồ hình 4 sgk/9 và hình 5 sgk/10 cho biết:
1) Bản đồ hình 5 khác hình 4 ở chỗ nào?
2) Vì sao diện tích đảo Grơn-len trên bản đồ hình 5 lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế diện tích đảo Grơn-len có 2 triệu km2, còn diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km2.)
Hình 6. Bản đồ có các đường kinh tuyến chụm ở cực
Hình 7. Bản đồ nửa cầu
Nhóm chẵn: Quan sát hình 5, hình 6, hình 7:
Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến ở các bản đồ trên?
Nhận xét gì về sự thay đổi hình dạng của các khu vực ở xa trung tâm chiếu đồ (xa trung tâm bản đồ)?
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Bản đồ có vai trò quan trọng trong việc học tập và giảng dạy địa lí. Dựa vào bản đồ chúng ta có thể thu thập được nhiều thông tin: Vị trí đia lí, đặc điểm, sự phân bố của các đối tượng địa lí và các mối quan hệ giữa chúng
- Vẽ bản đồ là chuyển bề mặt cong của Trái Đất ra bề mặt phẳng của giấy => Cho nên các vùng đất vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so thực tế, có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng và ngược lại. Do đó tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta có những phương pháp chiếu đồ khác nhau.
Cặp bàn: Dựa vào kiến thức vừa tìm được hãy cho biết:
Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc học tập và giảng dạy môn địa lí?
Tại sao các vùng đất trên bản đồ lại không hoàn toàn đúng như trên thực tế?
2) Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ:
Cá nhân: Đọc thông tin mục 2 sgk/11. Hãy cho biết để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì? Cụ thể?
- Thu thập thông tin:
+ Có thể đến tận nơi đo đạc.
+ Hoặc dựa ảnh hàng không, ảnh vệ tinh
Tính toán:
+ Tính tỉ lệ bản đồ.
+ Lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
HS lưu ý về nhà học bài:
Học thuộc phần kết luận (sgk/11).
Trả lời câu hỏi và bài tập (sgk/11)
Làm bài tập 2 (Bản đồ thực hành địa lí 6).
Nghiên cứu bài 3: Tỉ lệ bản đồ (sgk/12)
Người dạy: Bùi Thị Thanh Hương
Kiểm tra bài cũ:
Cho biết hình dạng, kích thước của Trái Đất? Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời?
Chỉ ra trên quả Địa Cầu các đường kinh tuyến, các đường vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
Thế nào là Kinh tuyến? Thế nào là Vĩ tuyến?
Tiết 3:
Bài 2: BẢN ĐỒ. CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
1) Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của trái đất lên mặt phẳng của giấy:
Hình 4. Bề mặt quả Địa Cầu được dàn phẳng
Hình 5. Bản đồ nối bề mặt Địa Cầu sau khi đã nối những chỗ bị đứt
(1. Đảo Grơn len; 2. Lục địa Nam Mĩ)
Nhóm lẻ: Quan sát bản đồ hình 4 sgk/9 và hình 5 sgk/10 cho biết:
1) Bản đồ hình 5 khác hình 4 ở chỗ nào?
2) Vì sao diện tích đảo Grơn-len trên bản đồ hình 5 lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế diện tích đảo Grơn-len có 2 triệu km2, còn diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km2.)
Hình 6. Bản đồ có các đường kinh tuyến chụm ở cực
Hình 7. Bản đồ nửa cầu
Nhóm chẵn: Quan sát hình 5, hình 6, hình 7:
Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến ở các bản đồ trên?
Nhận xét gì về sự thay đổi hình dạng của các khu vực ở xa trung tâm chiếu đồ (xa trung tâm bản đồ)?
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Bản đồ có vai trò quan trọng trong việc học tập và giảng dạy địa lí. Dựa vào bản đồ chúng ta có thể thu thập được nhiều thông tin: Vị trí đia lí, đặc điểm, sự phân bố của các đối tượng địa lí và các mối quan hệ giữa chúng
- Vẽ bản đồ là chuyển bề mặt cong của Trái Đất ra bề mặt phẳng của giấy => Cho nên các vùng đất vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so thực tế, có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng và ngược lại. Do đó tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta có những phương pháp chiếu đồ khác nhau.
Cặp bàn: Dựa vào kiến thức vừa tìm được hãy cho biết:
Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc học tập và giảng dạy môn địa lí?
Tại sao các vùng đất trên bản đồ lại không hoàn toàn đúng như trên thực tế?
2) Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ:
Cá nhân: Đọc thông tin mục 2 sgk/11. Hãy cho biết để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì? Cụ thể?
- Thu thập thông tin:
+ Có thể đến tận nơi đo đạc.
+ Hoặc dựa ảnh hàng không, ảnh vệ tinh
Tính toán:
+ Tính tỉ lệ bản đồ.
+ Lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
HS lưu ý về nhà học bài:
Học thuộc phần kết luận (sgk/11).
Trả lời câu hỏi và bài tập (sgk/11)
Làm bài tập 2 (Bản đồ thực hành địa lí 6).
Nghiên cứu bài 3: Tỉ lệ bản đồ (sgk/12)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)