Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Chia sẻ bởi Trần Thị Thùy Trang | Ngày 05/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Giáo viên : Trần Thị Thuỳ Trang
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng? Nêu đặc điểm vị trí của tầng đối lưu?
Dựa vào đâu có sự phân ra : các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa? Nêu tính chất của mỗi loại?
Tiết 22:
THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
1. Thời tiết và khí hậu:
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và thành qui luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ không khí (Sgk)
- Cách đo (Sgk)
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí:
a, Nhiệt độ không khí trên biển và trên đất liền.
b, Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
c, Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Đọc những nội dung mà em ghi chép được về thời tiết ở Đà Nẵng trong một tuần?
Con người dự báo thời tiết nhằm mục đích gì?
Thời tiết có đặc điểm gì?
Trong một ngày thời tiết sáng, trưa, chiều có khác nhau không?
Nguyên nhân nào làm cho thời tiết luôn thay đổi?
Đó là đặc điểm riêng của khí hậu hai miền. Khí hậu là gì?
Nhiệt độ không khí là gì?
Là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí và chính các chất trong không khí hấp thụ.
Muốn biết nhiệt độ không khí ta làm thế nào?
Nêu cách đo nhiệt độ không khí?
Ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20°C, lúc 13 giờ 24°C và lúc 21 giờ được 22°C. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?
22°C
Đọc sgk, cho biết tại sao về mùa hạ những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại , về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
Miền gần biển và miền sâu trong lục địa sẽ có khí hậu khác nhau.
Sự khác nhau đó sinh hai loại khí hậu lục địa và hải dương.
Nhiệt độ thay đổi tuỳ theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
Vùng gần xích đạo quanh năm có góc chiếu ánh sáng Mặt Trời lớn hơn các vùng ở vĩ độ cao.
Tiết 22:
THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
1. Thời tiết và khí hậu:
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và thành qui luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ không khí (Sgk)
- Cách đo (Sgk)
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí:
a, Nhiệt độ không khí trên biển và trên đất liền.
b, Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
c, Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Hoàn chỉnh bảng dưới đây:
Bài tập:
Hãy tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội:
Bài tập:
Kết quả: 23,5°C
Bài tập:
Nêu nhận xét về nhiệt độ ở Hà Nội:
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là .............
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là ............
- Sự chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và thấp nhất là .............
28,9°C
16,4°C
12,5°C
(°C)
về nhà:
+ Học bài theo dàn bài trong vở và câu hỏi sgk.
+ Làm các bài tập “vở bài tập”
+ Làm bài tập 3 sgk.
+ Tìm hiểu hiện tượng Enninô và Lanina
+ Chuẩn bị “Khí áp và gió trên Trái Đất”.
CHÀO CÁC EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thùy Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)