Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhật Khánh | Ngày 05/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
*Nêu vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu?
*Dựa vào đâu để phân loại các khối khí nóng, lạnh, lục địa, đại dương?
Tiết 22: Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí



Giáo viên: Nguyễn Thu Hiền
Tiết 22: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Thời tiết và khí hậu:
Thời tiết:
*Thời tiết là gì?
-Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn nhất định.
*Hiện tượng khí tượng là gì?
- Gió, mưa, sấm chớp, sương mù,……

Tiết 22: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
Thời tiết và khí hậu:
a)Thời tiết:
b)Khí hậu:
Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết của địa phương theo quy luật
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí:
Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của mặt đất và không khí?
TRẢ LỜI
Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của mặt đất và không khí?
ánh sáng MTrời khi chiếu xuống TĐ đi qua lớp không khí. Trong không khí có chứa bụi và hơi nước nên chỉ hấp thụ 1 phần nhỏ năng lượng của MTrời. Phần lớn còn lại được mặt đất hấp thụ làm cho mặt đất nóng lên tỏa nhiệt vào không khí làm cho không khí nóng lên. Đó là nhiệt độ của không khí.
a) Nhiệt độ của không khí là gì?
- Là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt trời và bức xạ lại vào trong không khí làm cho không khí nóng lên.
- Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của không khí.
b) Cách đo nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ TB ngày =Tổng nhiệt độ các lần đo / số lần đo






LỀU KHÍ TƯỢNG
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí:
a) Nhiệt độ không khí thay đỏi tùy thuộc độ gần Biển hay xa Biển.
- Nước Biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí làm cho mùa Hạ bớt nóng, mùa Đông bớt lạnh. Sự khác nhau này sinh ra 2 loại khí hậu: khí hậu Lục địa và khí hậu Đại dương
b. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao.
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. Lên cao 100m Nhiệt độ giảm 0,60 0C.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp luôn nóng hơn các vùng vĩ độ cao.
4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học bài và làm các bài tập cuối bài SGK
Chuẩn bị trước bài 19

Ai nhanh hơn?
1.Thời tiết và khí hậu giống nhau ở đặc điểm:
A/ Cùng xảy ra trong một thời gian ngắn, phạm vi nhỏ.
C/ Đều có tính quy luật.
D/ Cùng xảy ra trong một thời gian dài, phạm vi rộng.

B/ Đều có chung các yếu tố cấu thành là: nhiệt độ, gió, mưa,…Xảy ra ở một địa phương cụ thể.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhật Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)