Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Chia sẻ bởi Lê Mai | Ngày 05/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
(SGK địa lí 6)
G: Thu hót sù chó ý cña häc sinh
Có phải nhiệt độ không khí ở mọi nơi trên Trái Đất đều giống nhau không???
Bài học ngày hôm nay, sẽ giúp các em tìm được câu trả lời.
L: Liên quan giữa bài học cũ và bài học mới
? b�i h?c tru?c, cỏc em dó du?c nghiờn c?u v? l?p v? khớ c?a Trỏi D?t.
Trong b�i h?c ng�y hụm nay, chỳng ta s? cựng tỡm hi?u v? th?i ti?t, khớ h?u v� nhi?t d? khụng khớ
O: Kết quả của bài học
Sau bài học này, chúng ta có khả năng:
1. Về kiến thức
Hiểu và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
Trình bày được khái niệm nhiệt độ không khí, cách đo và tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm
Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ của không khí
2. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh
Tính toán nhiệt độ trung bình, chênh lệch về độ cao
3. Về thái độ
Ham thích tìm hiểu vể các hiện tượng thời tiết và khí hậu diễn ra tại địa phương
S: CÊu tróc cña bµi häc
S: Kích thích động cơ học tập của HS
Tại sao trong cùng một ngày vào mùa hè ở Hà Nội, buổi sáng trời mưa, nhiệt độ hạ xuống mát mẻ nhưng từ buổi trưa đến chiều trời lại nắng, nhiệt độ tăng lên rất nóng bức, buổi tối trời lại mưa. Điều này có liên quan gì đến thời tiết???

Nội dung bài học
1. Thời tiết và khí hậu
Quan sát đoạn video sau,hãy cho biết:
Thời tiết là gì? Nó gồm những yếu tố nào?
Trong cùng một ngày, trên các địa điểm khác nhau, thời tiết có giống nhau không?
1. Thời tiết và khí hậu
a.Thời tiết
Là hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương trong một khoảng thời gian ngắn.
Thời tiết luôn thay đổi và khác nhau giữa các địa phương.
b. Khí hậu
Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết:
Khái niệm khí hậu là gì?
Khí hậu và thời tiết giống và khác nhau ở những điểm nào?
b.Khí hậu
Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở một địa phương qua nhiều năm, trở thành quy luật.
Khí hậu và thời tiết giống nhau là đều có chung các yếu tố cấu thành (nhiệt độ, gió, mưa…), phải được xác định trên một địa phương cụ thể
Khí hậu và thời tiết khác nhau ở chỗ:.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết:
- Nhiệt độ không khí là gì?
Cách đo, tính nhiệt độ trung
bình ngày, tháng, năm?
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí.
Phụ thuộc:
Khả năng cung cấp năng
lượng của Mặt Trời
Khả năng hấp thụ và bức xạ nhiệt của mặt đất
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
Cách đo, tính:
Nhiệt độ trung bình ngày: đo ít nhất 3 lần/ngày, trong bóng râm, cách mặt đất 2m rồi lấy trung bình cộng của các lần đo.
Nhiệt độ trung bình tháng: cộng nhiệt độ trung bình của tất các ngày trong tháng rồi chia cho số ngày trong tháng
Nhiệt độ trung bình năm: cộng nhiệt độ trung bình của 12 tháng rồi chia cho 12.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 200C, lúc 13 giờ được 240C và lúc 21 giờ được 220C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?
Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó của Hà Nội là:

200C + 240C + 220C
3
= 220C
Một số dụng cụ khí tượng
Vườn khí tượng
Lều khí tượng
Nhiệt kế
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí gần hay xa biển

Dựa vào các thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi sau:
Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí gần hay xa biển


Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí gần hay xa biển (do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau…)
Nơi gần biển thường có nhiệt độ ít dao động hơn nơi ở sâu trong đất liền
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Dựa vào hình 48 và các thông tin trong SGK, em hãy cho biết:
- Nhiệt độ ở điểm dưới thấp và ở trên cao khác nhau như thế nào?
- Tại sao lại có sự thay đổi đó?
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Trong tầng đối lưu càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm (0.6oC/100m).
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48
Nhiệt độ chênh lệch giữa hai địa điểm là:
250C – 190C = 60C
Trong tầng đối lưu, nhiệt độ giảm 0.60C khi lên cao 100m.
Vậy nhiệt độ giảm 60C khi lên cao là X m

Suy ra X= 100 x 6 / 0.6 = 1000 m
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
Dựa vào hình 49 và các thông tin trong SGK, em hãy:
+ Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ xích đạo về cực?
+ Tại sao có sự thay đổi đó?
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực (không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn ở các vùng vĩ độ cao).
Vùng xích đạo
Vùng ôn đới
Vùng cực
O: Kiểm tra kết quả học tập của HS
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong các ý sau, ý nào sai:
Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương
Thời tiết xảy ra trong một thời gian ngắn
Thời tiết không thay đổi
Thời tiết gồm các yếu tố như nắng, mưa, gió…
Câu 2: Dụng cụ để đo nhiệt độ không khí là:
Ẩm kế
Nhiệt kế
Khí áp kế
Vũ kế
Câu 3: Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào:
Theo vị trí gần hay xa biển
Theo độ cao
Theo vĩ độ
Tất cả các ý trên
Câu 4: Trong tầng đối lưu, nhiệt độ giảm bao nhiêu khi càng lên cao:
0.5oC/100m
0.6oC/100m
0.7oC/100m
0.8oC/100m
F: Thông tin phản hồi
Thông tin của GV về câu trả lời của HS
Thông tin từ HS này đến HS khác để chuẩn xác câu trả lời của HS

F: Tương lai của bài học
Trả lời các câu hỏi cuối bài, trang 57 SGK Địa lí 6.
Đọc trước bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)