Bài 17. Lớp vỏ khí

Chia sẻ bởi Hoàng Hải | Ngày 05/05/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Lớp vỏ khí thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Soạn giáo án theo CT

GLOSS - OFF
BÀI 17:
LỚP VỎ KHÍ


Nhóm TH: K56B
(Hải, Hoa, Hưởng, Hiền, Thuần, Thùy, Vân)
G
Các em hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu như không có không khí?
Mọi hoạt động của con người đều có liên
quan đến lớp vỏ khí hay khí quyển. Thiếu
không khí sẽ không có sự sống trên Trái
Đất. Chính vì thế, chúng ta cần biết lớp
vỏ khí gồm những thành phần nào, cấu
tạo của nó ra sao và nó có vai trò gì trên
Trái Đất?
L
Các thành phần tự nhiên của Trái Đất rất phong phú và đa dạng. Ở bài trước, các em được tìm hiểu về địa hình. Bài hôm nay, tìm hiểu về khí quyển (lớp vỏ khí)- một trong những thành phần tự nhiên rất quan trọng.
O Kết quả học tập
Hiểu và trình bày được các thành phần của không khí.
Hiểu và phân biệt được các tầng của lớp vỏ khí.
Hiểu tầm quan trọng của khí quyển
Hiểu và phân biệt được nguồn gốc hình thành, tính chất các khối khí.
Kỹ năng khai thác tranh ảnh
Có thái độ bảo vệ bầu khí quyển.
S Cấu trúc bài học
S
Tại sao chỉ có Trái Đất của chúng ta là hành tinh duy nhất có sự sống?
Tại sao người ta lại ví tầng ô-zôn như một chiếc áo khoác bảo vệ cho con người.
Bạn có nghe nói đến thủng tầng ô-zôn chưa?
Nội dung chính
Khí Ôxi
Khí Nitơ
Hơi nước và các khí khác
Các thành phần của không khí (%)

Dựa vào biểu đồ trên
em hãy cho biết:
+ Các thành phần của
không khí?
+ Mỗi thành phần
chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
+ Lượng hơi nước có
vai trò gì?
Thành phần của không khí
Không khí bao gồm các thành phần sau:
Khí Nitơ chiếm 78%
Khí Ôxi chiếm 21%
Hơi nước và các khí khác chiếm 1%
- Khí Ôxi là quan trọng nhất đối với sự sống trên trái đất
- Hơi nước tuy hết sức nhỏ bé, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa…
Khí ôxi duy Hơi nước là nguồn
trì sự sống gốc sinh ra mây, mưa
Cấu tạo của lớp vỏ khí
Quan sát hình trên, em hãycho biết: Lớp vỏ khí gồm những tầng nào?
Cấu tạo của lớp vỏ khí
Yêu cầu: Thảo luận nhóm
Chia lớp ra thành các nhóm, các nhóm thảo luận về giới hạn và đặc điểm của các tầng khí quyển
Nhóm 1: tầng đối lưu
Nhóm 2: tầng bình lưu
Nhóm 3: tầng cao khí quyển
Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp…
Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.
Tại sao khi lên những đỉnh núi quá cao hay bay ở những độ bay cao, người ta cảm thấy chóng mặt, ù tai?
Em biết gì về hiện tượng thủng tầng ô- zôn?
Hiểu biết của em về hiện tượng cực quang
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết?
Thủng tầng ô-zôn
Tại sao tầng ô-zôn lại thủng?
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tầng ô-zôn?
Hiện tượng cực quang
Các khối khí
Yêu cầu: Dựa vào kiến thức SGK, theo từng bàn các em hãy hoàn thành phiếu học tập sau:

Các khối khí
THÔNG TIN PHẢN HỒI


Các khối khí
Yêu cầu: Theo em, các khối khí có đứng yên tại chỗ không, khi nào khối khí bị biến tính? Cho ví dụ cụ thể.
Trả lời
Các khối khí không đứng yên tại chỗ, chúng luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những nơi chúng qua.
Đồng thời, chúng cũng chịu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất (biến tính).
VD: khối khí lạnh vào mùa đông ở miền Bắc nước ta.
O
Dựa vào những kiến thức
học được trong bài học hôm nay,
cùng với hiểu biết của
bản thân, các em hãy trả lời những
câu hỏi dưới đây
Chọn đáp án đúng nhất
Câu1: Thành phần nào của không khí chiếm tỉ lệ nhiều nhất ?
a. Khí Ôxi b. Khí Nitơ c. Hơi nước và các khí khác
Câu 2 : Thành phần không khí ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống của các sinh vật và sự cháy là :
a. Hơi nước b. Khí Cacbonic c. Khí Nitơ d. Khí Ôxi
Câu 3: Lớp ô-dôn nằm trong tầng nào trong các tầng sau đây:
Tầng đối lưu b. tầng bình lưu c. tầng ngoài khí quyển
Câu 4: Trong các tầng khí quyển, tầng nào có ảnh hưởng trực tiếp nhất đời sống con người
a. Tầng đối lưu b. tầng bình lưu c. tầng ngoài khí quyển
Chọn các ý ở cột bên phải phù họp với ý ở cột bên trái

Tính chất các khối khí
1. Khối khí nóng a. Độ ẩm cao
2. Khối khí lạnh b. Nhiệt độ cao
3. Khối khí lục địa c. Nhiệt độ thấp
4. Khối khí đại dương d. Độ ẩm thấp
F
F
Chúng ta vừa tìm hiểu thành phần, cấu tạo của lớp vỏ khí, đồng thời tìm hiểu các khối khí. Các em biết các hiện tượng, khí tượng xảy ra ở tâng đối lưu. Đây là những kiến thức cần thiết để chúng ta có thể học được bài tiếp theo. Đó là bài: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.
Các em học bài cũ và chuẩn bị bài mới để buổi sau chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)