Bài 17. Lớp vỏ khí

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Giang | Ngày 05/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Lớp vỏ khí thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

TUẦN 1
Ngày soạn : 05/09/07 Ngày dạy : 06/09/07
PHẦN I
THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
TIẾT 01 – BÀI 1
DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức :
HS có những hiểu biết về dân số và tháp tuổi, dân số là nguồn lao động của một địa phương.
Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số, hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.
2. Về kĩ năng :
Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số.
Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bản đồ gia tăng dân số thế giới.
Tháp tuổi H1.1 SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ : (không)
2. Bài mới :
Giới thiệu bài : Theo tài liệu của Ủy ban dân số “Toàn thế giới mỗi ngày có 35.600.000 trẻ em sơ sinh ra đời”. Vậy hiện nay trên Trái Đất có bao nhiêu người ? Trong số đó có bao nhiêu nam – nữ, bao nhiêu người già – trẻ. Và cứ mỗi ngày số trẻ em sinh ra bằng số dân của một nước có dân số trung bình, như vậy điều đó có là một thách thức lớn trong việc phát triển kinh tế – xã hội hay không ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề này.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN NẮM

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về dân số, nguồn lao động.
GV yêu cầu HS tìm hiểu thuật ngữ dân số.
GV giới thiệu một vài số liệu nói về dân số. Ví dụ : Năm 2000 nước ta có 80.902.400 người, trong đó Nam : 39.755.400 người. Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào.
Vậy làm thế nào để biết được dân số, nguồn lao động ở 1 thành phố, 1 quốc gia. Đó là công việc của những người điều tra dân số.

Các cuộc điều tra dân số cho ta biết được những nội dung gì ?
GV giới thiệu về cấu tạo, màu sắc của tháp tuổi :
Màu xanh lá cây : Số người chưa đến tuổi lao động.
Màu xanh biển : Số người trong độ tuổi lao động.
Màu cam : Số người trên tuổi lao động.
GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận nội dung sau, hết thời gian, GV gọi đại diện từng nhóm trình bày.
Quan sát H1.1 cho biết :
Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai, bao nhiêu bé gái ?
So sánh số người trong độ tuổi lao động ở hai tháp ?
Nhận xét hình dạng 2 tháp (Thân, đáy)
GV kết luận :
Tháp 1 : Khoảng 5,5 triệu bé trai – 5.5 triệu bé gái.
Tháp 2 : Khoảng 4,5 triệu bé trai – 5 triệu bé gái.
Số người lao động ở tháp 2 nhiều hơn tháp 1.
Tháp 1 : Đáy tháp rộng, thân thon dần.
Tháp 2 : Đáy thu hẹp lại, thần mở rộng ra.
Hình dạng tháp 1 cho ta biết dân số trẻ.
Hình dạng tháp 2 cho ta biết dân số già.
Vậy qua tháp tuổi cho ta biết điều gì ?



Hoạt động 2 : Tìm hiểu dân số thế giới.

GV yêu cầu HS tìm hiểu các thuật ngữ : Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử.
(Hướng dẫn HS đọc biểu đồ H1.3 và H1.4 SGK để tìm hiểu khái niệm “Gia tăng dân số”)
Thế nào là gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới ?
( Gia tăng dân số tự nhiên : là sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử trong một năm.
Gia tăng dân số cơ giới : là sự chênh lệch giữa người chuyển đến và người chuyển đi trong một năm.
Quan sát H1.3 và 1.4 đọc chú dẫn cho biết tỉ lệ gia tăng tự nhiên là khoảng cách giữa các yếu tố nào ?
( Giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử. Khoảng cách thu hẹp dẫn đến dân số tăng chậm (2000 – H1.3). Khoảng cách mở rộng dẫn đến dân số tăng nhanh (2000 – H1,4)
Quan sát H1.2 cho biết :
Vào đầu công nguyên dân số thế giới là bao nhiêu ?

Dân số thế giới tăng nhanh vào năm nào ?
( Năm 1804, đường biểu diễn màu đỏ dốc.
Dân số thế giới tăng nhanh đột biến từ năm nào ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)