Bài 17. Lớp vỏ khí

Chia sẻ bởi Bùi Hồng Quân | Ngày 05/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Lớp vỏ khí thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

TIẾT 21- BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ.
1. Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp...
TIẾT 21- BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ.
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí
( khí quyển)
a/ Tầng đối lưu:
-Độ cao từ 0-> 16km
-Tập trung 90% không khí
-Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
-Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, TB cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6°C
-Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
b/ Tầng bình lưu:
-Độ cao từ 16 -> 80km
-Có lớp ô dôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người
c/ Các tầng cao của khí quyển:
- Không khí cực loãng
TIẾT 21- BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ.
3.Các khối khí.
a/ Khối khí nóng:
-Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
b/ Khối khí lạnh:
-Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
c/ Khối khí đại dương:
-Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
d/Khối khí lục địa:
-Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
Cực quang
Cực quang xuất hiện là do các hạt mang điện trong luồng vật chất từ Mặt Trời phóng tới hành tinh.
Khi đi sâu vào khí quyển các hạt mang điện va chạm với các phân tử, nguyên tử trong khí quyển hành tinh và kích thích các phân tử này phát sáng. Do thành phần khí quyển hành tinh chứa nhiều khí khác nhau, khi bị kích thích mỗi loại khí phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, tức là nhiều màu sắc khác nhau do đó tạo ra nhiều dải sáng với nhiều màu sắc trên bầu trời ở hai cực.
Cầu vồng
Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Ở nhiều nền văn hóa khác nhau, cầu vồng xuất hiện được coi là mang đến điềm lành cho nhân thế. "Vòng cung rực rỡ" này luôn ẩn chứa nhiều điều lý thú. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. 
CÁC HIỆN TƯỢNG KHÍ TƯỢNG
CHỚP
Mưa
Cầu Vồng Đôi
MÂY
Sao băng
Vậy “sao băng” là gì?
Giải thích một cách khoa học, sao băng là hiện tượng một loại vật chất vũ trụ bay vào tầng khí quyển của Trái Đất bị cọ xát và phát sáng.
Vốn là trong không gian vũ trụ gần trái đất, ngoài các hành tinh còn có các loại vật chất vũ trụ, cũng giống như ở đại dương ngoài cá, tôm, nghêu sò còn có các loại sinh vật nhỏ khác. Trong số vật chất vũ trụ đó, loại nhỏ như hạt bụi, loại lớn như trái núi, chúng vận hành theo tốc độ và quỹ đạo riêng. Bản thân chúng không tự phát sáng. Đôi khi chúng bay thẳng về phía Trái Đất với tốc độ rất nhanh, từ 10 km tới 70-80 km/giây, nhanh gấp nhiều lần máy bay nhanh nhất hiện nay.
Nhưng khi bay vào khí quyển trái đất với tốc độ nhanh như vậy, chúng cọ xát với các phần tử của khí quyển khiến không khí bị đốt nóng tới mấy nghìn độ, thậm chí mấy vạn độ, bản thân của vật chất vũ trụ cũng bị đốt cháy và phát sáng. Nhưng chúng không cháy hết ngay mà cháy dần dần theo quá trình chuyển động, tạo thành vật chất sáng hình vòng cung mà ta nhìn thấy.
Có trường hợp vật chất vũ trụ quá lớn không kịp cháy hết và rơi xuống Trái Đất, người ta gọi chúng là các thiên thạch. Do mật độ khí quyển dày đặc nên rất ít khi có thiên thạch rơi xuống mặt đất, mà thường cháy hết trên đường đi. 
Có những sao băng chỉ là các vị khách qua đường. Chúng sượt ngang bầu khí quyển trái đất với tốc độ cực lớn rồi lại tiếp tục hành trình vào vũ trụ xa xăm.
HIỆN TƯỢNG CỰC QUANG Ở CÁC TẦNG CAO
HIỆN TƯỢNG SAO BĂNG Ở CÁC TẦNG CAO
Khí thải nhà máy
Khai thác dầu khí
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Hoạt động của núi lửa
Hiện tượng cháy rừng
Rác thải sinh hoạt
Phương tiện giao thông
Núi lửa ở Ha-oai
Khí thải
Tầng ô dôn bị thủng
Bức xạ cực tím UV (ultra violet) và các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời có hại đối với sức khỏe của con người. Chúng là nguyên nhân gây nên một số bệnh về da hay mắt như da sạm nắng, thoái hóa da, đục nhân, thoái hóa hoàng điểm, hạt kết giác mạc ... dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Vậy nên chúng ta cần xem xét bản chất của chúng là gì cũng như cách phòng tránh chúng như thế nào?
Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.
Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozon.
TIẾT 21- BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ.
Lớp ôzôn là một lớp khí quyển trên bề mặt Trái Đất có tập trung hàm lượng ôzôn cao. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), lớp ôzôn ở tầng bình lưu bảo vệ Trái Đất chống các tia cực tím của Mặt Trời phải mất lâu hơn 5 đến 15 năm so với dự báo mới có thể phục hồi hoàn toàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Hồng Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)