Bài 15. Dành cho địa phương

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Hồng Thanh | Ngày 14/10/2018 | 104

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Dành cho địa phương thuộc Đạo đức 5

Nội dung tài liệu:

Tình hình tệ nạn xã hội và dịch HIV/AIDS trong tỉnh
Tệ nạn xã hội
Mại dâm vẫn hoạt động lén lút trong nhà nghỉ tư nhân và các quán cắt tóc gội đầu, mát sa buông rèm, ...
Người nghiện ma tuý tăng không đáng kể nhưng diễn biến tạp và kéo sự lây nhiễm nhanh HIV/AIDS.
Tệ nạn xã hội
Người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý đến tháng 6 năm 2006 là 1.608 người (tháng 6 năm 2005 là 1.602 người). Trong đó số người nghiện thường xuyên có mặt đến tháng 6 năm 2006 là 977 người (tháng6 năm 2005 là 982 người), giảm 5 người
Biến động người nghiện có mặt tại địa phương qua 1 năm
Số người nghiện tăng: 480 người
Lý do:
Mới nghiện : 140 người
Đi làm xa về nghiện : 115 người
Nghiện nơi khác đến : 44 người
Đi tù, đi cai bắt buộc về vẫn nghiện: 94 người
Số tái nghiện : 87 người
Biến động người nghiện có mặt tại địa phương qua 1 năm
Số người nghiện giảm : 485 người
Lý do:
Chết : 89 người
Chuyển đi nơi khác : 59 người
Đi làm ăn xa : 76 người
Bị bắt tù, cai bắt buộc : 239 người
Số bỏ được ma tuý : 22 người
Bệnh dịch AIDS
Tính đến 30/06/2006, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện: 3.143 người nhiễm HIV/AIDS. Trong đó: số bệnh nhân AIDS là 976 người và số chết vì AIDS là 464 người
Hình thái bệnh dịch HIV/AIDS
Bệnh dịch chưa có dấu hiệu giảm, lây qua đường tiêm chích ma tuý chiếm trên 80%, lây qua đường tình dục, phụ nữ, trẻ em nhiễm đang tăng, bệnh dịch có xu hướng lan ra cộng đồng, đã có gần 80% tổng số xã, phường, thị trấn trong tỉnh phát hiện người nhiễm HIV/AIDS. Đáng quan tâm là số đối tượng nghiện chích ma tuý, số người quan hệ tình dục không an toàn và số lao động đi làm ăn xa trở về.
Giới thiệu văn bản
Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban bí thư: Về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới
Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 của Chính phủ trong lĩnh vực y tế.
Tại Điều 14 của Nghị định quy định xử phạt vi phạm các quy định về phòng, chống HIV/AIDS.
Điều 14 Nghị định45/2005/NĐ-CP
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tiết lộ bí mật về việc xét nghiệm, thông báo kết quả xét nghiệm HIV cho người đến xét nghiệm hoặc người khác khi không được phép
Vi phạm các quy định về giữ bí mật tên tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV
Đưa tin trên các thông tin đại chúng về tên tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người nhiễm HIV trong trường hợp người đó đã chết hoặc năng lực hành vi nhân sự
Từ chối việc chữa bệnh cho người nhiễm HIV
Điều 14 Nghị định 45/2005/NĐ-CP
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Vi phạm các quy định về truyền máu, về vô khuẩn, sát khuẩn và các quy định khác về chuyên môn xử lý nhiễm HIV;
Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng đối tượng thông báo theo quy định;
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm HIV để xét tuyển dụng lao động hoặc nhập học, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật;
Điều 14 Nghị định 45/2005/NĐ-CP
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d. Cơ sở sản xuất, kinh doanh không cung cấp thông tin về dự phòng lây nhiễm HIV cho người lao động;
đ. Thông báo kết quả cho người đến xét nghiệm HIV đối với cơ sở chưa được Bộ Y tế công nhận có phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn khẳng định các trường hợp HIV dương tính;
e. Sa thải người lao động hoặc đuổi học sinh, sinh viên vì lý do họ nhiễm HIV.
Điều 14 Nghị định 45/2005/NĐ-CP
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động nhiễm HIV để bố trí vào các công việc khác phù hợp theo quy định hoặc buộc nhà trường phải nhận lại học sinh, sinh viên nhiễm HIV tiếp tục vào học trong trường hợp vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 của điều này.
Giới thiệu văn bản
Quyết định số 2338/2006/QĐ-UBND ngày 04/7/2006 về một số chế độ đóng góp đối với người cai nghiện ma tuý
Trong Quyết định:
Đối với người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được hỗ trợ 475.000đ/đối tượng (bao gồm hỗ trợ tiền thuốc 250.000đ, tiền chi phí quản lý và tổ chức cai nghiện 225.000đ)
Quyết định số 2338/2006/QĐ-UBND ngày 04/7/2006
Hỗ trợ 50% tiền ăn (70.000đ/người/tháng) mà người cai nghiện ma tuý bắt buộc phải đóng trong thời gian từ tháng thứ 13 đến tháng 24, còn lại người cai nghiện bắt buộc thời gia 24 tháng phải đóng
Người cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục LĐXH (Cộng hoà, Chí linh) thời gian 12 tháng phải đóng góp 3.650.000đ, bao gồm: tiền ăn, tiền thuốc, tiền xét nghiệm, tiền mua vật dụng cá nhân, tiền sinh hoạt văn thể, tiền điện nước và tiền phục vụ quản lý
Quyết định số 2338/2006/QĐ-UBND ngày 04/7/2006
Những người được xét miễn giảm đóng góp gồm:
Người chưa thành niên, người già cô đơn, gia đình chính sách và gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo Bộ LĐTBXH quy định
Người thuộc đối tượng cứu trợ theo quy định của Chính phủ
Người không có nơi cư trú nhất định mà bản thân không có điều kiện đóng góp hoặc không xác định được thân nhân hoặc người giám hộ
Người bị nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động
Quyết định số 2338/2006/QĐ-UBND ngày 04/7/2006
Mức miễn giảm
Miễn đóng góp 100% tiền ăn đối với người cai nghiện bắt buộc
Giảm 50% chi phí đóng góp (1.825.000đồng) đối với người cai nghiện tự nguyện.
Muốn biết chi tiết xin liên hệ
với phòng Nội vụ - Lao động và xã hội huyện, thành phố hoặc Chi cục phòng,chống tệ nạn xã hội


Xin chân thành cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Hồng Thanh
Dung lượng: 150,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)