Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Oai |
Ngày 06/05/2019 |
215
Chia sẻ tài liệu: Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất thuộc Địa lí 6
Nội dung tài liệu:
Đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy Địa lý 6.
GV: Nguyễn Thị Oai- Trường THCS Tiền Yên
Tài liệu tham khảo
1. SGK và SGV Địa lý lớp 6, NXB Giáo dục
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS
3 . Tham khảo tư liệu trên Internet
Mục lục
Phần I: lý do chọn đề tài
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
Phần III: Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
Phần V: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
Phần VI: những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài
A- Phần lý luận
Phần I: lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học trực quan là một phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lý. Hiện nay đa số giáo viên địa lý sử dụng các phương tiện trực quan để minh hoạ cho bài giảng, ít chú ý đến vai trò nguồn kiến thức của chúng và chưa chú ý đúng mức đến việc cho học sinh tự làm việc với các phương tiện này.
Bộ môn địa lý 6 giúp học sinh có cách nhìn khoa học về Trái đất, các thành phần tự nhiên của Trái đất - những kiến thức này đối với các em còn rất mơ hồ, trừu tượng. Tuy nhiên, trong học sinh vẫn còn tồn tại tâm lý coi môn địa lý là môn phụ nên thụ động, ít suy nghĩ. Vì vậy, phương pháp trực quan giúp học sinh tạo biểu tượng để giờ dạy không tẻ nhạt mà trở nên sinh động tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Mặt khác Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) quy định "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn Đề tài: "Đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy Địa lý 6".
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
- Lớp 6 là lớp chuyển tiếp từ bậc Tiểu học - bậc học mà tư duy cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng - lên bậc học THCS - với số lượng kiến thức, môn học và thời gian học nhiều hơn. Cho nên về đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi tuổi này tồn tại một mâu thuẫn. Một mặt tư duy trừu tượng của các em chưa phát triển mạnh. Mặt khác, ở lứa tuổi này khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá ngày càng được phát triển. Các em không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của Giáo viên. Các em thích tự nghiên cứu, tự tìm tòi, thích tranh luận bày tỏ ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Đây là một thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong Địa lý 6.
- Đối tượng học sinh lớp 6 còn rất nhỏ tuổi nên điều kiện đi xa khỏi nơi mình sinh sống còn hạn chế. Vì vậy vốn hiểu biết về môn Địa lý chưa được bao nhiêu.
Vì vậy, phương pháp dạy học trực quan tạo cơ hội để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lý rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Một kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy: học sinh nhớ được kiến thức 30% nếu chỉ được nghe. Còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được đến 50% kiến thức. Do vậy, sử dụng phương pháp trực quan sẽ làm cho học sinh vừa hiểu bài nhanh hơn, vừa nhớ được nhiều kiến thức hơn.
- Những đồ dùng trực quan truyền thống trong giảng dạy Địa lý 6 bao gồm:
+ Tranh, ảnh phục vụ kiến thức bài học
+ Tranh, ảnh sư tầm của Giáo viên và học sinh để minh hoạ cụ thể hơn nội dung của bài.
+ Bản đồ, lược đồ
+ Mẫu vật có thật
+ Mô hình....
Trong những năm gần đây trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Nhiều trường học đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như: Phim video giáo khoa, máy chiếu , máy vi tính, các phần mềm, Internet... nên giáo viên cần phải cho học sinh được làm quen với các đồ dùng dạy học trực quan sinh động trên.
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
* - Phương pháp dạy học trực quan có thể phân ra ba mức độ:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề rồi dùng phương tiện trực quan để minh hoạ. Học sinh thực hiện tiếp thu kiến thức thông qua phương tiện trực quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
VD: Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất:
GV: Đặt vấn đề: Trái đất tự quay quanh trục sinh ra hệ quả gì?
GV: Thuyết trình rồi dùng hình vẽ hoặc quả địa cầu và ngọn đèn để minh hoạ :
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
Mức 2: Giáo viên cho học sinh quan sát phương tiện trực quan rồi nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề thông qua việc khai thác tri thức từ phương tiện trực quan và với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
VD: GV: Cho HS quan sát H21
Rồi đặt câu hỏi:
?Tại sao Trái đất tự quay quanh trục lại sinh ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái đất?
HS: Suy nghĩ trả lời:
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
Mức 3: Giáo viên cho học sinh quan sát phương tiện trực quan để cung cấp thông tin tạo tình huống. Học sinh quan sát phương tiện trực quan rồi phân tích tổng hợp, khái quát hoá, phát hiện, phát biểu vấn đề cần nảy sinh cần giải quyết, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn các giải pháp. Học sinh thực hiện kế hoạch tự tìm tòi, khai thác tri thức.
VD:GV cho HS quan sát H21(hoặc mô hình quả địa cầu và ngọn đèn)
GV: Gợi ý:Theo em, Trái đất chuyển động quanh trục sinh ra hệ quả gì?Giải thích?
HS: Trả lời và giải thích.
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
Trong giảng dạy Địa lý 6 tuỳ mức độ nhận thức của từng lớp, từng trường mà giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học trực quan ở mức độ 1, 2 hoặc 3. Tuy nhiên để phát huy tính tích cực và phát triển tư duy cho học sinh giáo viên nên hạn chế sử dụng ở mức 1 mà chú ý tới mức 2, mức 3.
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
- Đổi mới phương pháp dạy học trực quan sẽ thu được những kết quả tích cực sau:
Thứ nhất: khi giáo viên treo tranh ảnh, bản đồ.... và đưa ra câu hỏi cho học sinh đã thu hút sự chú ý của các em. Điều đó luôn gợi cho các em suy nghĩ để giải quyết vấn đề trung tâm của bài giảng.
Thứ hai: Việc sử dụng những đồ dùng trực quan hiện đại . vừa nâng cao trình độ, nghiệp vụ của giáo viên, vừa giúp học sinh nắm được bài học một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba: Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan tạo biểu tượng như phim ảnh, video giáo khoa... học sinh được quan sát kỹ hơn, cụ thể sinh động hơn, phát hiện và nêu lên những quan điểm mới. Do đó, học sinh có thể đề ra thắc mắc, câu hỏi hay trả lời, giải đáp vấn đề liên quan được đặt ra.
Thứ tư: Trong khi sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên đã giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành: quan sát, nhận xét, phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý. Các em có điều kiện để thử thách năng lực của mình trong các tình huống khác nhau
Cuối cùng học sinh được làm quen với những phương tiện dạy học hiện đại có khả năng thể hiện chiều sâu của kiến thức rõ ràng, sinh động hơn. Giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng, gây hứng thú đối với học sinh.
Như vậy, đổi mới phương pháp trực quan sẽ giúp học sinh đi được trên con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Các em có thể tự rút ra được kết luận hoặc giải thích được những vấn đề mà giáo viên và chính bản thân các em nêu ra. Mỗi tiết học của các em sẽ trở thành một cuộc khám phá, chính phục tri thức khoa học.
Phần III: Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
Phạm vi thực hiện: Trường THCS Tiền Yên - Hoài Đức - Hà Nội.
Thời gian thực hiện đề tài:Từ năm học 2007 - 2008
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
1. Tình trạng thực tế trước khi thực hiện
Tôi đã từng là một học sinh và cũng được nghe nhiều giáo viên dạy địa lý kể lại: Trước đây tâm lý các em học sinh luôn coi môn Địa lý là môn phụ nên thầy đọc đến đâu, trò ghi đến đó. Các em ít có hứng thú khi học môn học này. Mặt khác các em có thuộc bài thì cũng chỉ là thuộc máy móc chứ hầu như không hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng địa lý.
VD: Vì sao sinh ra hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau trên trái đất.
Cho nên chỉ một vài ngày sau các em có thể dễ dàng quên đi lượng kiến thức mà các em đã lĩnh hội được trước đó.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Sau khi dạy xong bài "Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời bằng phương pháp dạy học trực quan ở mức 1", tôi nhận thấy:
+ Số học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài là: 60%
+ Số học sinh hiểu được kiến thức trọng tâm của bài là: 30%
+ Số học sinh tự dùng mô hình (ngọn đèn và quả địa cầu) để biểu diễn sự vận động của Trái đất quyanh Mặt trời và giải thích hiện tượng các mùa là: 0%
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Để phương pháp dạy học trực quan đạt hiệu quả cao, học sinh hứng thú, say mê với môn học địa lý, giáo viên nên sử dụng các biện pháp sau:
* Biện pháp thứ nhất: Hiện nay các trường đã đựơc Bộ Giáo dục trang bị các phương tiện trực quan tương đối đồng bộ. Vì vậy, giáo viên nên sử dụng triệt để phát huy tính tích cực của học sinh bằng các phương tiện trực quan đặc trưng, có sẵn của bộ môn Địa lý 6 bao gồm:
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
- Mô hình khối đồ: Quả địa cầu, mô hình Trái đất - Mặt trời - Mặt trăng (H27), khối đồ địa mạo lưu vực sông (H28), địa hình cao nguyên và bình nguyên.
Địa hình cao nguyên và bình nguyên
Hệ thống sông và lưu vực sông
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Thực tế dạy học cho thấy khi sử dụng mô hình, khối đồ để hình thành cho học sinh những biểu tượng , khái niệm địa lý khó, trừu tượng như: hướng quay của Trái đất quanh trục và quanh Mặt trời, lưu vực sông, chi lưu, phụ lưu, bình nguyên, cao nguyên.đạt hiệu quả rất cao.
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
- Bản đồ:
VD: Bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới, bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới...
Việc tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động với bản đồ cần theo các bước sau:
+ Đọc tên bản đồ và bảng chú giải để biết đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ là gì và người ta đã thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào.
+ Dựa vào các kí hiệu hoặc màu sắc để xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ và thông qua những ký hiệu đó để rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ.
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
+ Dựa vào bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lý, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích tổng hợp...) để phát hiện các mối quan hệ địa lý không thể hiện trực tiếp trên bản đồ (ở lớp 6 chủ yếu là các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau).
VD:GV: Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới, hãy chỉ trên bản đồ:
? Nơi có địa hình cao nhất thế giới?
? Vành đai lửa Thái Bình Dương?Giải thích tại sao nơi đây tập trung nhiều núi lửa?
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
- Tranh ảnh địa lý (treo tường):
Ví dụ: Tranh vẽ về trái đất và các hành tinh trong hệ Mặt trời, tranh vẽ sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, tranh vẽ cấu tạo bên trong của núi lửa...
Các hành tinh trong hệ Mặt trời
Cấu tạo bên trong của núi lửa
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Việc tiến hành khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý được tiến hành theo các bước:
+ Nói tên của bức tranh xem bức tranh đó thể hiện cái gì (đối tượng địa lý nào, ở đâu).
+ Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh.
+ Nêu biểu tượng và khái niệm địa lý trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính đó. Tìm cách giải thích các đặc điểm và thuộc tính đó.
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý học sinh dựa vào kiến thức địa lý đã học kết hợp với bản đồ, biểu đồ và các tư liệu địa lý khác để giải thích đặc điểm thuộc tính cũng như sự phân bố của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh đó.
VD: GV: Cho HS q/s 2 bức tranh,rồi đặt câu hỏi:
?Em có nhận xét gì về sự
phân bố thực vật ở 2 bức tranh?
giải thích?Từ đó rút ra kết
luận sự phân bố thực vật chịu
ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố
nào?
Hoang mạc nhiệt đới
Rừng mưa nhiệt đới
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
- Biểu đồ: Trong chương trình Địa lý 6 học sinh làm quen với một số loại biểu đồ như: biểu đồ cột đứng (lượng mưa), biểu đồ đường (nhiệt độ), biểu đồ hình tròn (các thành phần của không khí).
H-56:Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cua địa điểm A
Khi sử dụng biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
+ Đọc tiêu đề của biểu đồ xem biểu đồ thể hiện hiện tượng gì?
+ Các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì, trên lãnh thổ nào, vào thời gian nào? Trị số của các đại lượng được tính bằng gì?
+ Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hoá trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lý được thể hiện.
Vì học sinh lớp 6 còn nhỏ tuổi, lại ở lớp đầu cấp. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từng bước làm việc với các loại phương tiện trực quan để khai thác kiến thức, từ đó hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học trực quan đó và các em có thể vận dụng các kĩ năng này khi học ở các lớp trên.
Khi sử dụng biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
+ Đọc tiêu đề của biểu đồ xem biểu đồ thể hiện hiện tượng gì?
+ Các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì, trên lãnh thổ nào, vào thời gian nào? Trị số của các đại lượng được tính bằng gì?
+ Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hoá trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lý được thể hiện.
Vì học sinh lớp 6 còn nhỏ tuổi, lại ở lớp đầu cấp. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từng bước làm việc với các loại phương tiện trực quan để khai thác kiến thức, từ đó hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học trực quan đó và các em có thể vận dụng các kĩ năng này khi học ở các lớp trên.
H-45:Các thành phần của không khí
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
* Biện pháp thứ hai: Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm hoặc tự làm một số đồ dùng trực quan hay phóng to một số tranh ảnh trong sách giáo khoa để học sinh tiện quan sát, phân tích các sự vật và hiện tượng địa lý.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự dùng ngọn đèn và quả bóng vào chỗ tối để biểu diễn sự vận động của Trái đất quanh trục quanh Mặt trời.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng một cái nón để tạo mô hình núi được cắt ngang và các đường đồng mức, dùng đất sét để tạo mô hình các bộ phận của núi già, núi trẻ, bộ phận rìa lục địa...
Phóng to các hình vẽ trong SGK .
* Biện pháp thứ ba: ở các trường học đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, giáo viên nên sưu tầm một số đoạn phim ngắn trên kênh VTV2 (kênh khoa học) truyền hình cáp hoặc sử dụng tư liệu lấy từ mạng Internet, sử dụng phim video giáo khoa, máy chiếu, ... làm phương tiện trực quan để xen vào giáo án điện tử thì học sinh sẽ hứng thú, say mê với môn học này.
VD: Đoạn phim quay sử dụng chuyển động của Trái đất quanh trục và quanh Mặt trời.
Đoạn phim quay cảnh động đất, núi lửa, thuỷ chiều, sóng thần ở một địa điểm.
Đoạn phim quay các múi giờ trên Trái đất
Đoạn phim quay sự phân bố động, thực vật ở các đới khí hậu.
Đoạn phim quay cảnh tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành các cảnh quan thế giới; núi, cồn cát, hang động đá vôi
.
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
VD:GV: Cho HS xem 1 clip núi lửa phun ,phim tư liệu múi giờ, hiện tượng ngày và đêm..
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Như vậy, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì các phương tiện trực quan để phục vụ cho giảng dạy môn Địa lý rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp trực quan, giáo viên cần lưu ý:
1. Sử dụng các phương tiện dạy học trực quan phải phù hợp với nội dung của từng bài học.
2. Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự mình làm việc với các phương tiện trực quan để khám phá, tìm tòi các tri thức cần thiết, đảm bảo cho toàn bộ học sinh trong lớp học được tiếp xúc với các phương tiện dạy học trực quan.
3. Sử dụng phương tiện trực quan đúng lúc. Chỉ đưa ra phương tiện trực quan vào lúc cần sử dụng đến nó, không đưa vào trước làm phân tán sự chú ý của học sinh, cũng như không nên để quá lâu khi đã sử dụng xong.
4. Sử dụng phương tiện trực quan đúng chỗ để học sinh dễ dàng tiếp cận được.
5. Sử dụng phương tiện trực quan đủ cường độ. Tuỳ theo đối tượng học sinh, việc sử dụng phương tiện trực quan diễn ra trong một thời lượng thích hợp, đảm bảo có tác dụng tích cực đối với việc học tập của học sinh.
6. Phối hợp nhiều loại phương tiện dạy học trực quan khác nhau, nhiều dạng khác nhau trong cùng một bài dạy, không nên quá cường điệu 1 loại phương tiện nào đó (cho dù nó tốt, sử dụng liên tục gây nhàm chán ở học sinh).
7. Khi sử dụng các phương tiện trực quan hiện đại, giáo viên phải xem xét chuẩn bị kỹ trước ở nhà để tránh lúng tùng và mất thời gian ở trên lớp.
Cuối cùng để phương pháp dạy học trực quan đạt hiệu quả tối ưu giáo viên nên kết hợp với một số phương pháp dạy học truyền thống và tiên tiến như: phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tranh luận...
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
GV: Cho HS xem 1 clip núi lửa phun, rồi yêu cầu các em thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Khái niệm về núi lửa? Nguyên nhân sinh ra núi lửa?
? Tác hại của núi lửa?
Phần V: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
Sau khi đổi mới phương pháp dạy học trực quan tôi đã thu được những kết quả tiến bộ vượt bậc như sau:
- Học sinh rất hứng thú; say mê đối với môn học Địa lý. Trong các tiết học các em luôn tích cực, chủ động đi khám phá, tìm kiếm tri thức thông qua các phương tiện trực quan. Mỗi tiết học trở thành một cuộc khám phá tri thức khoa học đối với các em.
Phần V: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
VD: Sau khi dạy xong bài "Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời" tôi tôi thu được kết quả như sau:
Phần VI: những kiến nghị và đề nghị
sau quá trình thực hiện đề tài
Để " đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy Địa lý 6"đạt kết quả cao , tôi rất mong rằng:
+ Bộ giáo dục có những biện pháp trang bị phương tiện dạy học hiện đại đồng bộ về các trường để trẻ em ở nông thôn đỡ bị thiệt thòi so với trẻ em thành phố.
Mỗi giáo viên hãy cố gắng sử dụng triệt để các đồ dùng trực quan được bộ cấp phát. Mặt khác , mỗi giáo viên cần cố gắng tìm tòi , học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học.nhằm hướng dẫn cho học sinh tiếp cận với các phương tiện trực quan hiện đại để mỗi tiết học Địa lý trở nên cuốn hút đối với các em, giúp các em cảm thấy "mỗi ngày đi học là một ngày vui" và tất nhiên các em sẽ loại bỏ tâm lý coi môn Địa lý là môn phụ.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về " Đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy địa lý 6". Tôi chân tình mong được sự hưởng ứng của các giáo viên dạy Địa lý. Đồng thời tôi chân thành mong các bạn đồng nghiệp nhận xét đánh giá để giúp tôi tránh được những sai sót mà trình độ có hạn của tôi không thể nào tránh khỏi.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết: Nguyễn Thị Oai
Xin chân thành cảm ơn các vị đại biểu, các thầy cô giáo đã tham dự chuyên đề !
GV: Nguyễn Thị Oai- Trường THCS Tiền Yên
Tài liệu tham khảo
1. SGK và SGV Địa lý lớp 6, NXB Giáo dục
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS
3 . Tham khảo tư liệu trên Internet
Mục lục
Phần I: lý do chọn đề tài
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
Phần III: Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
Phần V: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
Phần VI: những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài
A- Phần lý luận
Phần I: lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học trực quan là một phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lý. Hiện nay đa số giáo viên địa lý sử dụng các phương tiện trực quan để minh hoạ cho bài giảng, ít chú ý đến vai trò nguồn kiến thức của chúng và chưa chú ý đúng mức đến việc cho học sinh tự làm việc với các phương tiện này.
Bộ môn địa lý 6 giúp học sinh có cách nhìn khoa học về Trái đất, các thành phần tự nhiên của Trái đất - những kiến thức này đối với các em còn rất mơ hồ, trừu tượng. Tuy nhiên, trong học sinh vẫn còn tồn tại tâm lý coi môn địa lý là môn phụ nên thụ động, ít suy nghĩ. Vì vậy, phương pháp trực quan giúp học sinh tạo biểu tượng để giờ dạy không tẻ nhạt mà trở nên sinh động tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Mặt khác Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) quy định "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn Đề tài: "Đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy Địa lý 6".
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
- Lớp 6 là lớp chuyển tiếp từ bậc Tiểu học - bậc học mà tư duy cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng - lên bậc học THCS - với số lượng kiến thức, môn học và thời gian học nhiều hơn. Cho nên về đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi tuổi này tồn tại một mâu thuẫn. Một mặt tư duy trừu tượng của các em chưa phát triển mạnh. Mặt khác, ở lứa tuổi này khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá ngày càng được phát triển. Các em không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của Giáo viên. Các em thích tự nghiên cứu, tự tìm tòi, thích tranh luận bày tỏ ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Đây là một thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong Địa lý 6.
- Đối tượng học sinh lớp 6 còn rất nhỏ tuổi nên điều kiện đi xa khỏi nơi mình sinh sống còn hạn chế. Vì vậy vốn hiểu biết về môn Địa lý chưa được bao nhiêu.
Vì vậy, phương pháp dạy học trực quan tạo cơ hội để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lý rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Một kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy: học sinh nhớ được kiến thức 30% nếu chỉ được nghe. Còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được đến 50% kiến thức. Do vậy, sử dụng phương pháp trực quan sẽ làm cho học sinh vừa hiểu bài nhanh hơn, vừa nhớ được nhiều kiến thức hơn.
- Những đồ dùng trực quan truyền thống trong giảng dạy Địa lý 6 bao gồm:
+ Tranh, ảnh phục vụ kiến thức bài học
+ Tranh, ảnh sư tầm của Giáo viên và học sinh để minh hoạ cụ thể hơn nội dung của bài.
+ Bản đồ, lược đồ
+ Mẫu vật có thật
+ Mô hình....
Trong những năm gần đây trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Nhiều trường học đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như: Phim video giáo khoa, máy chiếu , máy vi tính, các phần mềm, Internet... nên giáo viên cần phải cho học sinh được làm quen với các đồ dùng dạy học trực quan sinh động trên.
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
* - Phương pháp dạy học trực quan có thể phân ra ba mức độ:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề rồi dùng phương tiện trực quan để minh hoạ. Học sinh thực hiện tiếp thu kiến thức thông qua phương tiện trực quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
VD: Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất:
GV: Đặt vấn đề: Trái đất tự quay quanh trục sinh ra hệ quả gì?
GV: Thuyết trình rồi dùng hình vẽ hoặc quả địa cầu và ngọn đèn để minh hoạ :
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
Mức 2: Giáo viên cho học sinh quan sát phương tiện trực quan rồi nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề thông qua việc khai thác tri thức từ phương tiện trực quan và với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
VD: GV: Cho HS quan sát H21
Rồi đặt câu hỏi:
?Tại sao Trái đất tự quay quanh trục lại sinh ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái đất?
HS: Suy nghĩ trả lời:
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
Mức 3: Giáo viên cho học sinh quan sát phương tiện trực quan để cung cấp thông tin tạo tình huống. Học sinh quan sát phương tiện trực quan rồi phân tích tổng hợp, khái quát hoá, phát hiện, phát biểu vấn đề cần nảy sinh cần giải quyết, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn các giải pháp. Học sinh thực hiện kế hoạch tự tìm tòi, khai thác tri thức.
VD:GV cho HS quan sát H21(hoặc mô hình quả địa cầu và ngọn đèn)
GV: Gợi ý:Theo em, Trái đất chuyển động quanh trục sinh ra hệ quả gì?Giải thích?
HS: Trả lời và giải thích.
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
Trong giảng dạy Địa lý 6 tuỳ mức độ nhận thức của từng lớp, từng trường mà giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học trực quan ở mức độ 1, 2 hoặc 3. Tuy nhiên để phát huy tính tích cực và phát triển tư duy cho học sinh giáo viên nên hạn chế sử dụng ở mức 1 mà chú ý tới mức 2, mức 3.
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài
- Đổi mới phương pháp dạy học trực quan sẽ thu được những kết quả tích cực sau:
Thứ nhất: khi giáo viên treo tranh ảnh, bản đồ.... và đưa ra câu hỏi cho học sinh đã thu hút sự chú ý của các em. Điều đó luôn gợi cho các em suy nghĩ để giải quyết vấn đề trung tâm của bài giảng.
Thứ hai: Việc sử dụng những đồ dùng trực quan hiện đại . vừa nâng cao trình độ, nghiệp vụ của giáo viên, vừa giúp học sinh nắm được bài học một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba: Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan tạo biểu tượng như phim ảnh, video giáo khoa... học sinh được quan sát kỹ hơn, cụ thể sinh động hơn, phát hiện và nêu lên những quan điểm mới. Do đó, học sinh có thể đề ra thắc mắc, câu hỏi hay trả lời, giải đáp vấn đề liên quan được đặt ra.
Thứ tư: Trong khi sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên đã giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành: quan sát, nhận xét, phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý. Các em có điều kiện để thử thách năng lực của mình trong các tình huống khác nhau
Cuối cùng học sinh được làm quen với những phương tiện dạy học hiện đại có khả năng thể hiện chiều sâu của kiến thức rõ ràng, sinh động hơn. Giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng, gây hứng thú đối với học sinh.
Như vậy, đổi mới phương pháp trực quan sẽ giúp học sinh đi được trên con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Các em có thể tự rút ra được kết luận hoặc giải thích được những vấn đề mà giáo viên và chính bản thân các em nêu ra. Mỗi tiết học của các em sẽ trở thành một cuộc khám phá, chính phục tri thức khoa học.
Phần III: Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
Phạm vi thực hiện: Trường THCS Tiền Yên - Hoài Đức - Hà Nội.
Thời gian thực hiện đề tài:Từ năm học 2007 - 2008
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
1. Tình trạng thực tế trước khi thực hiện
Tôi đã từng là một học sinh và cũng được nghe nhiều giáo viên dạy địa lý kể lại: Trước đây tâm lý các em học sinh luôn coi môn Địa lý là môn phụ nên thầy đọc đến đâu, trò ghi đến đó. Các em ít có hứng thú khi học môn học này. Mặt khác các em có thuộc bài thì cũng chỉ là thuộc máy móc chứ hầu như không hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng địa lý.
VD: Vì sao sinh ra hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau trên trái đất.
Cho nên chỉ một vài ngày sau các em có thể dễ dàng quên đi lượng kiến thức mà các em đã lĩnh hội được trước đó.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Sau khi dạy xong bài "Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời bằng phương pháp dạy học trực quan ở mức 1", tôi nhận thấy:
+ Số học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài là: 60%
+ Số học sinh hiểu được kiến thức trọng tâm của bài là: 30%
+ Số học sinh tự dùng mô hình (ngọn đèn và quả địa cầu) để biểu diễn sự vận động của Trái đất quyanh Mặt trời và giải thích hiện tượng các mùa là: 0%
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Để phương pháp dạy học trực quan đạt hiệu quả cao, học sinh hứng thú, say mê với môn học địa lý, giáo viên nên sử dụng các biện pháp sau:
* Biện pháp thứ nhất: Hiện nay các trường đã đựơc Bộ Giáo dục trang bị các phương tiện trực quan tương đối đồng bộ. Vì vậy, giáo viên nên sử dụng triệt để phát huy tính tích cực của học sinh bằng các phương tiện trực quan đặc trưng, có sẵn của bộ môn Địa lý 6 bao gồm:
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
- Mô hình khối đồ: Quả địa cầu, mô hình Trái đất - Mặt trời - Mặt trăng (H27), khối đồ địa mạo lưu vực sông (H28), địa hình cao nguyên và bình nguyên.
Địa hình cao nguyên và bình nguyên
Hệ thống sông và lưu vực sông
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Thực tế dạy học cho thấy khi sử dụng mô hình, khối đồ để hình thành cho học sinh những biểu tượng , khái niệm địa lý khó, trừu tượng như: hướng quay của Trái đất quanh trục và quanh Mặt trời, lưu vực sông, chi lưu, phụ lưu, bình nguyên, cao nguyên.đạt hiệu quả rất cao.
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
- Bản đồ:
VD: Bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới, bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới...
Việc tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động với bản đồ cần theo các bước sau:
+ Đọc tên bản đồ và bảng chú giải để biết đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ là gì và người ta đã thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào.
+ Dựa vào các kí hiệu hoặc màu sắc để xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ và thông qua những ký hiệu đó để rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ.
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
+ Dựa vào bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lý, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích tổng hợp...) để phát hiện các mối quan hệ địa lý không thể hiện trực tiếp trên bản đồ (ở lớp 6 chủ yếu là các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau).
VD:GV: Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới, hãy chỉ trên bản đồ:
? Nơi có địa hình cao nhất thế giới?
? Vành đai lửa Thái Bình Dương?Giải thích tại sao nơi đây tập trung nhiều núi lửa?
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
- Tranh ảnh địa lý (treo tường):
Ví dụ: Tranh vẽ về trái đất và các hành tinh trong hệ Mặt trời, tranh vẽ sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, tranh vẽ cấu tạo bên trong của núi lửa...
Các hành tinh trong hệ Mặt trời
Cấu tạo bên trong của núi lửa
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Việc tiến hành khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý được tiến hành theo các bước:
+ Nói tên của bức tranh xem bức tranh đó thể hiện cái gì (đối tượng địa lý nào, ở đâu).
+ Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh.
+ Nêu biểu tượng và khái niệm địa lý trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính đó. Tìm cách giải thích các đặc điểm và thuộc tính đó.
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý học sinh dựa vào kiến thức địa lý đã học kết hợp với bản đồ, biểu đồ và các tư liệu địa lý khác để giải thích đặc điểm thuộc tính cũng như sự phân bố của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh đó.
VD: GV: Cho HS q/s 2 bức tranh,rồi đặt câu hỏi:
?Em có nhận xét gì về sự
phân bố thực vật ở 2 bức tranh?
giải thích?Từ đó rút ra kết
luận sự phân bố thực vật chịu
ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố
nào?
Hoang mạc nhiệt đới
Rừng mưa nhiệt đới
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
- Biểu đồ: Trong chương trình Địa lý 6 học sinh làm quen với một số loại biểu đồ như: biểu đồ cột đứng (lượng mưa), biểu đồ đường (nhiệt độ), biểu đồ hình tròn (các thành phần của không khí).
H-56:Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cua địa điểm A
Khi sử dụng biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
+ Đọc tiêu đề của biểu đồ xem biểu đồ thể hiện hiện tượng gì?
+ Các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì, trên lãnh thổ nào, vào thời gian nào? Trị số của các đại lượng được tính bằng gì?
+ Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hoá trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lý được thể hiện.
Vì học sinh lớp 6 còn nhỏ tuổi, lại ở lớp đầu cấp. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từng bước làm việc với các loại phương tiện trực quan để khai thác kiến thức, từ đó hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học trực quan đó và các em có thể vận dụng các kĩ năng này khi học ở các lớp trên.
Khi sử dụng biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
+ Đọc tiêu đề của biểu đồ xem biểu đồ thể hiện hiện tượng gì?
+ Các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì, trên lãnh thổ nào, vào thời gian nào? Trị số của các đại lượng được tính bằng gì?
+ Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hoá trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lý được thể hiện.
Vì học sinh lớp 6 còn nhỏ tuổi, lại ở lớp đầu cấp. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từng bước làm việc với các loại phương tiện trực quan để khai thác kiến thức, từ đó hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học trực quan đó và các em có thể vận dụng các kĩ năng này khi học ở các lớp trên.
H-45:Các thành phần của không khí
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
* Biện pháp thứ hai: Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm hoặc tự làm một số đồ dùng trực quan hay phóng to một số tranh ảnh trong sách giáo khoa để học sinh tiện quan sát, phân tích các sự vật và hiện tượng địa lý.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự dùng ngọn đèn và quả bóng vào chỗ tối để biểu diễn sự vận động của Trái đất quanh trục quanh Mặt trời.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng một cái nón để tạo mô hình núi được cắt ngang và các đường đồng mức, dùng đất sét để tạo mô hình các bộ phận của núi già, núi trẻ, bộ phận rìa lục địa...
Phóng to các hình vẽ trong SGK .
* Biện pháp thứ ba: ở các trường học đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, giáo viên nên sưu tầm một số đoạn phim ngắn trên kênh VTV2 (kênh khoa học) truyền hình cáp hoặc sử dụng tư liệu lấy từ mạng Internet, sử dụng phim video giáo khoa, máy chiếu, ... làm phương tiện trực quan để xen vào giáo án điện tử thì học sinh sẽ hứng thú, say mê với môn học này.
VD: Đoạn phim quay sử dụng chuyển động của Trái đất quanh trục và quanh Mặt trời.
Đoạn phim quay cảnh động đất, núi lửa, thuỷ chiều, sóng thần ở một địa điểm.
Đoạn phim quay các múi giờ trên Trái đất
Đoạn phim quay sự phân bố động, thực vật ở các đới khí hậu.
Đoạn phim quay cảnh tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành các cảnh quan thế giới; núi, cồn cát, hang động đá vôi
.
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
VD:GV: Cho HS xem 1 clip núi lửa phun ,phim tư liệu múi giờ, hiện tượng ngày và đêm..
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
Như vậy, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì các phương tiện trực quan để phục vụ cho giảng dạy môn Địa lý rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp trực quan, giáo viên cần lưu ý:
1. Sử dụng các phương tiện dạy học trực quan phải phù hợp với nội dung của từng bài học.
2. Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự mình làm việc với các phương tiện trực quan để khám phá, tìm tòi các tri thức cần thiết, đảm bảo cho toàn bộ học sinh trong lớp học được tiếp xúc với các phương tiện dạy học trực quan.
3. Sử dụng phương tiện trực quan đúng lúc. Chỉ đưa ra phương tiện trực quan vào lúc cần sử dụng đến nó, không đưa vào trước làm phân tán sự chú ý của học sinh, cũng như không nên để quá lâu khi đã sử dụng xong.
4. Sử dụng phương tiện trực quan đúng chỗ để học sinh dễ dàng tiếp cận được.
5. Sử dụng phương tiện trực quan đủ cường độ. Tuỳ theo đối tượng học sinh, việc sử dụng phương tiện trực quan diễn ra trong một thời lượng thích hợp, đảm bảo có tác dụng tích cực đối với việc học tập của học sinh.
6. Phối hợp nhiều loại phương tiện dạy học trực quan khác nhau, nhiều dạng khác nhau trong cùng một bài dạy, không nên quá cường điệu 1 loại phương tiện nào đó (cho dù nó tốt, sử dụng liên tục gây nhàm chán ở học sinh).
7. Khi sử dụng các phương tiện trực quan hiện đại, giáo viên phải xem xét chuẩn bị kỹ trước ở nhà để tránh lúng tùng và mất thời gian ở trên lớp.
Cuối cùng để phương pháp dạy học trực quan đạt hiệu quả tối ưu giáo viên nên kết hợp với một số phương pháp dạy học truyền thống và tiên tiến như: phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tranh luận...
Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện đề tài
GV: Cho HS xem 1 clip núi lửa phun, rồi yêu cầu các em thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Khái niệm về núi lửa? Nguyên nhân sinh ra núi lửa?
? Tác hại của núi lửa?
Phần V: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
Sau khi đổi mới phương pháp dạy học trực quan tôi đã thu được những kết quả tiến bộ vượt bậc như sau:
- Học sinh rất hứng thú; say mê đối với môn học Địa lý. Trong các tiết học các em luôn tích cực, chủ động đi khám phá, tìm kiếm tri thức thông qua các phương tiện trực quan. Mỗi tiết học trở thành một cuộc khám phá tri thức khoa học đối với các em.
Phần V: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
VD: Sau khi dạy xong bài "Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời" tôi tôi thu được kết quả như sau:
Phần VI: những kiến nghị và đề nghị
sau quá trình thực hiện đề tài
Để " đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy Địa lý 6"đạt kết quả cao , tôi rất mong rằng:
+ Bộ giáo dục có những biện pháp trang bị phương tiện dạy học hiện đại đồng bộ về các trường để trẻ em ở nông thôn đỡ bị thiệt thòi so với trẻ em thành phố.
Mỗi giáo viên hãy cố gắng sử dụng triệt để các đồ dùng trực quan được bộ cấp phát. Mặt khác , mỗi giáo viên cần cố gắng tìm tòi , học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học.nhằm hướng dẫn cho học sinh tiếp cận với các phương tiện trực quan hiện đại để mỗi tiết học Địa lý trở nên cuốn hút đối với các em, giúp các em cảm thấy "mỗi ngày đi học là một ngày vui" và tất nhiên các em sẽ loại bỏ tâm lý coi môn Địa lý là môn phụ.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về " Đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy địa lý 6". Tôi chân tình mong được sự hưởng ứng của các giáo viên dạy Địa lý. Đồng thời tôi chân thành mong các bạn đồng nghiệp nhận xét đánh giá để giúp tôi tránh được những sai sót mà trình độ có hạn của tôi không thể nào tránh khỏi.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết: Nguyễn Thị Oai
Xin chân thành cảm ơn các vị đại biểu, các thầy cô giáo đã tham dự chuyên đề !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Oai
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)