Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Nam | Ngày 06/05/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Nhóm gồm có : Phước, Siêu,Nhật,,Khánh
Trình bày bài : Tác Động của nội lực và ngoại lực trong
việc hình thành bề mặt trái đất
Soạn thảo:Trường Phước

Lớp 6/1
Bài 12:Tác Động của nội lực và ngoại lực trong
việc hình thành bề mặt trái đất

Bài 12: Tác Động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt trái đất

Địa hình bề mặt trái đất rất đa dạng.Trên các lục địa hay ở đáy đại dương cũng có nơi cao nơi thấp,có nơi bằng phẳng, nơi ghồ ghề.Nơi cao nhất trên thế giới lên đến gần 9.000m, còn nơi sâu nhất ở đáy đại dương cũng xuống tới hơn 11.000m.Nguyên nhân của sự khác biệt đó là do tác động hai lực đối nghịch nhau: nội lực và ngoại lực





1.Tác động của nội lực và ngoại lực






_
a)Nội lực:
_Khái niệm:Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong trái đất.
_Tác động: nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất
nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiên tuợng núi lửa.
b) Ngoại lực:
Khái niệm: Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt trái đất.
_Ngoại lực có 2 quá trình: quá trình phong hóa các lọai đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…)


_Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra.
a) Núi lửa:
_ở những vỏ trái đất bị ran nức, vật chất nóng chảy ở dưới sâu (măcma) phun trào ra ngoài mặt đất, tạo thành núi lửa.
_Trên thế giới có rất nhiều núi lửa. Những núi lửa đang phun hoặc mới phun gần đây là những núi lửa hoạt động.Hiện nay trên trái đất có khoảng trên 500 núi lửa hoạt động.những núi lữa ngừng phun đã lâu thường là những núi lửa tắt. Đôi khi những nui lữa tắt có thể hoạt động trở lại. Vùng ven bờ lục địa quanh Thái Bình Dương có gần 300 núi lữa còn hoạt động vì vậy người ta gọi vùng này là “vành đai núi lửa”. Núi lửa phun thường gây tác hại cho vùng lân cận .Tro bụi và dung nham của nó có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương. Nhưng các vùng đất đỏ phì nhiêu cho dung nham bị phân hủy, vẫn có sức hấp dẫn rất lớn về nông nghiệp đối với dân cư quanh vùng.
2.Núi lửa và động đất.
b) Động đất:






Động đất là 1 hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ 1điểm ở dưới sâu, trong lòng đất, làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội, nhà cửa, đường xá, cầu cống bị phá hủy…và tai hại nhất là làm cho nhiều người bị thiệt mạng.
__Cũng có những trận động đất nhỏ chỉ làm rung chuyển nhà cửa, đổ vở đồ đạc. Để đo sức mạnh của động đất người ta dùng một thang chuẩn có 9 bậc gọi là thang Richte.Cho đến nay, chưa có trận động đất nào mạnh đến 9 bậc. Để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra, ở những vùng thường hay xảy ra động đất , người ta tìm cách xây nhà chịu được các chấn động lớn và lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

3) Sự khác nhau của núi lửa và động đất.






4) Ý nghĩa: Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau.Chúng xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt trái đất .
Núi lửa và đọng đất đều do nội lực sinh ra. Núi lửa là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu lên mặt đất. Trên thế giới có những núi lửa tắt hoặc đang hoạt động.
Động đất là hiện tượng các lớp đá gần mặt đất bị rung chuyển .Những trận động đất lớn làm cho nhà cửa, đường xá,cầu cống bị phá hủy và làm chết nhiều người .
_Giống nhau: đều do nội lực sinh ra, nhiều người thiệt mạng, phá hủy đường xá,nhà cửa bị phá hủy,…
Khác nhau:
Núi lửa: phun trào, làm cây cối nhà cửa bị cháy, sau khi núi lửa tắt thì rất tốt cho việc mùa màng,…
Động đất: các lớp đá trên mặt đất rung chuyển dử dội , nhà cửa bị sụp đổ,…

Núi lửa khác với núi thường ở chổ nó thường đứng riêng lẻ, có dạng hình nón và trên đỉnh có miệng hình phểu, đó là miệng núi lửa.Từ miệng núi lửa có một đường thông vào lò măcma trong lòng đất gọi là ống phun của núi lửa. Trong lò măcma, nhiệt độ rất cao và áp xuất cũng lớn. Nếu các loại đá nóng đỏ chuyển sang thể lỏng và trào ra ngoài, theo các kẻ nức của vỏ trái đất, thì tạo thành hiện tượng núi lửa phun…
…Tháng 5-1902, ở vùng Mông-pê-lê trên đảo Mac-ti-nic có một trận động đất mở đầu cho một đợt phun của núi lửa. Ngay từ cuối tháng 4,người ta đã thấy hiện tượng chim chóc lìa khỏi rừng và một số rắn rết bò vào nhà ở. Người ta nghiên cứu thấy có những khí độc bốc ra từ những khe nức, khi áp tai xuống đất, có thể phát hiện dược những chấn động riêng biệt và tiếng rền của sấm nổ do sự tăng áp xuất của các chất khí và hơi nước gây ra. Các giống bò sát mặt đất và sống trong hang hốc nghe thấy tiếng động dưới đất trước người. Do bản năng mà chúng dể cảm nhận đựoc mối nguy hiểm đang đe dọa …

Bài đọc thêm

Tiết học tới đây kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)