Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Chia sẻ bởi Lê Phúc Long | Ngày 05/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Xác định vị trí, giới hạn, đọc tên các lục địa và đại dương trên thế giới?
Núi Himalaya
Đồng bằng
Qua quan sát ảnh, cho biết: "Bề mặt trái đất thật bằng phẳng" Đúng hay sai? Tại sao?
Tuần 14 - Tiết 14 - Bài 12
Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất
Hoạt động 1
1. Tác động của nội lực và ngoại lực:
Dựa vào kênh chữ phần 1/T38:
Bề mặt trái đất như thế nào?
Tại sao lại như vậy? ( Nguyên nhân?)

Thảo luận nhóm:
Nhóm1: Nội lực là gì? Lấy ví dụ?
Nhóm 2: Ngoại lực là gì? Lấy ví dụ?
Nhóm 3: Hình 30/SGK/T38 phản ánh gì?
Nấm đá
Tác động của gió
Tác động của sóng biển
Hãy cho biết:
Một số yếu tố ngoại lực?
Nội lực tác động lớn hơn ngoại lực địa hình như thế nào?
Ngoại lực tác động lớn hơn nội lực địa hình như thế nào?
Đáp án
1.Các yếu tố ngoại lực: nhiệt độ, nước chảy, nước ngầm, sông băng, biển, gió, con người..
2. Làm cho bề mặt địa hình ghồ ghề.
3. Bề mặt địa hình bị san bằng, hạ thấp.

1.Tác động của nội lực, ngoại lực:

Bề măt trái đất đồng thời chịu tác động của hai yếu tố đối nghịch nhau là nội lực và ngoại lực.
Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong trái đất
Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt trái đất
Hoạt động 2.
2. Núi lửa và động đất
Núi lửa và động đất là kết quả của tác động nội lực hay ngoại lực?
Mác ma nằm ở lớp nào của trái đất?
Macma phun trào ở những nơi các địa mạng di chuyển như thế nào?
Đáp án.
Do nội lực
Mac ma được sinh ra trong lớp vỏ trái đất, ở những vùng có nhiệt độ cao và sâu.
Mac ma phun trào ở các nơi địa mảng tiếp xúc nhau.

Quan sát H31 và H32/SGK/T39
Nhóm 1: Tên các bộ phận của núi lửa?




Nhóm 2: Núi lửa hoạt động và núi lửa tắt khác nhau như thế nào?
Nhóm 3: Nêu tác hại và lợi ích của núi lửa?
Dung nham
Đáp án
Núi lửa gồm: Miệng, miệng phụ, ống phun, macma.
Núi lửa hoạt động: núi lửa đang phun hoặc mới phun gần đây.
Núi lửa tắt: Núi lửa ngừng phun đã lâu.
3. Tác hại: Tro bụi và dung nham có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương.
Lợi ích: dung nham bị phân huỷ tạo vùng đất đỏ phì nhiêu.
Quan sát bản đồ thế giới, hãy xác định vành đai lửa Thái Bình Dương?
Hãy cho biết:

Động đất là kết quả của nội lực hay ngoại lực?
Mô tả hình 33/SGK/T40 về tác hại của động
đất?

Liên hệ:
Sóng thần
Núi lửa
Theo em biện pháp nào để hạn chế tác hại của động đất núi lửa?
2. Núi lửa và động đất:
Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra
Núi lửa là hiện tượng các chất nóng chảy (macma) ở dưới sâu trào lên ra ngoài mặt đất.
Núi lửa đang hoạt động: là những núi lửa đang phun hoặc mới phan gần đây.
Núi lửa tắt: là những núi lửa ngừng phun đã lâu.
Động đất là hiện tượng các lớp đất đá bị rung chuyển.Những trận động đất lớn làm cho nhà cửa đường sá, cầu cống . bị phá huỷ.
Núi lửa phun
Củng cố
Bề mặt trái đất là kết quả của những tác động nào?
Nội lực, ngoại lực là gì?
Động đất, núi lửa có điểm gì giống nhau? Và có quan hệ với nhau như thế nào?
Có bao nhiêu cấp động đất? Đơn vị?
Hướng dẫn học
Đọc thêm SGK và bài đọc thêm
Trả lời câu hỏi SGK/T41
Làm bài tập 12/ vở bài tập địa lý T45
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phúc Long
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)