Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Chia sẻ bởi Trình Thị Ánh | Ngày 05/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

* Kiểm tra bài cũ:
* Chọn ý đúng nhất:
Số lục địa có trên Trái Đất là:
a. 4 c. 6
b. 5 d. 7
Kể tên các lục địa có trên Trái Đất?
Lục địa Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam cực và Ôxtraylia
* Chọn đúng hoặc sai:
Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ nhất trong 4 đại dương trên thế giới.
a. Đúng b. Sai
* Kiểm tra bài cũ:
Nêu giá trị kinh tế của rìa lục địa?
Phát triển du lịch
Cung cấp hải sản
Sản xuất muối
Khai thác khoáng sản
Phát triển giao thông vận tải
TCT: 14
Bài 12
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
1. Tác động của nội lực và ngoại lực:
? Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt Trái Đất
Do tác động của 2 lực đối nghịch nhau: nội lực và ngoại lực
Đáp án
Trên bề mặt Trái Đất có nhiều dạng điạ hình: núi, đồi, đồng bằng, sông biển, v.v.
Nhóm 1-2: Nội lực là gì? Tác động đến địa hình như thế nào?
* Thảo luận nhóm: (4`)
Nhóm 3 - 4 : Ngoại lực là gì? Tác động đến địa hình ra sao?
Nhóm 5 - 6 : Vì sao nói nội lực và ngoại lực tác động đối nghịch nhau
- Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất, làm thay đổi vị trí các lớp đất đá của vỏ Trái Đất dẫn tới hình thành địa hình như: tạo núi, hoạt động núi lửa và động đất. Làm cho bề mặt Trái Đất càng thêm gồ ghề.
Nhóm 1-2: Nội lực là gì? Tác động đến địa hình như thế nào?
Tác động nội lực thường có quy mô lớn, các hiện tượng thường xảy ra chậm chạp và lâu dài đôi khi cũng có những hiện tượng xảy ra hết sức đột ngột. Cả đời khó có thể chứng kiến sự thay đổi độ cao của núi nhưng có khi chỉ trong chốc lát có thể nhìn thấy trận động đất dữ đội, phá hủy hàng trăm ngôi nhà.
- Ngoại lực là lực xảy ra bên trên bề mặt Trái Đất chủ yếu là quá trình phong hóa và xâm thực ( do nước chảy, do gió,.) làm cho bề mặt Trái Đất ngày càng bằng phẳng.
Nhóm 3 - 4 : Ngoại lực là gì? Tác động đến địa hình ra sao?
? Nêu 1 số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Nhiệt độ, nước chảy, nước biển, gió
- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời tạo nên bề mặt Trái Đất.
- Không có loại địa hình nào chỉ chịu tác động đơn độc của nội lực hoặc ngoại lực. Chúng bao giờ cũng tác động đồng thời nhưng sự mạnh yếu có thể khác nhau trong từng thời kỳ.
Nhóm 5 - 6 : Vì sao nói nội lực và ngoại lực tác động đối nghịch nhau?
Vì nội lực là lực xảy ra bên trong Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề còn ngoại lực là lực xảy ra bên trên bề mặt Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm bằng phẳng
? Nếu tác động của nội lực mạnh hơn ngoại lực thì địa hình có đặc điểm gì?
- Bề mặt Trái Đất gồ ghề: núi cao hơn, vùng trũng sụt xuống sâu hơn
? Ngược lại ngoại lực mạnh hơn thì địa hình có đặc điểm gì
Địa hình bị san bằng, bề mặt trở nên bằng phẳng hơn.
Khi hai tác động này cân bằng thì địa hình hầu như không thay đổi
? Con người có góp phần vào việc thay đổi địa hình không
Bạt núi, san đồi, lấp bằng các chỗ trũng.
2. Núi lửa và động đất:
? Núi lửa và động đất là do nội lực hay ngoại lực sinh ra
- Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra
a/ Núi lửa:
- Măcma là những chất nóng chảy nằm ở dưới sâu trong lớp vỏ Trái Đất ở vùng có nhiệt độ trên 1000oC
? Hoạt động của núi lửa ra sao
- Núi lửa là hình thức phun trào măcma dưới sâu lên mặt đất
? Dựa vào tranh sau chỉ ra và đọc tên các bộ phận của núi lửa.
?Nêu tác hại của nó đối với đời sống con người. Vì sao quanh núi lửa vẫn có dân cư sinh sống
- Khi núi lửa phun tro bụi và dung nham của nó có thể vùi lắp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, v.v. Nhưng sau khi núi lửa tắt dung nham bị phân hủy thành các vùng đất đỏ phì nhiêu nên có sức hấp dẫn lớn về nông nghiệp đối với dân cư quanh vùng
- Trên Thế giới có rất nhiều núi lửa còn đang hoạt động hoặc đã tắt
- Núi lửa đang hoạt động hiện nay khoảng 500 ngọn, thường tập trung trùng với những vùng hay xảy ra động đất ( đều là nơi tiếp xúc các địa mảng )
- Vùng ven bờ lục địa quanh Thái Bình Dương có gần 300 núi lửa còn hoạt động, vì vậy người ta gọi vùng này là "Vành đai lửa Thái Bình Dương"
b/ Động đất:
? Động đất là gì? Tác hại của nó
- Động đất là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển, có thể làm thiệt hại đến người và của.



? Mô tả lại cảnh tượng trong các ảnh
? Để hạn chế tai họa động đất con người có những biện pháp khắc phục như thế nào
- Để hạn chế bớt thiệt hại do động đất:
+ Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân
+ Xây nhà chịu được chấn động lớn.
Cũng có những trận động đất nhỏ chỉ làm rung chuyển nhà cửa, đổ vỡ đồ đạc
Để đo sức mạnh của động đất người ta dùng dụng cụ gì?
Để đo sức mạnh của động đất người ta dùng một thang chuẩn có 9 bậc gọi là thang Richte
Cho đến nay trên thế giới chưa có trận động đất nào đạt đến bậc 9
* Chọn ý đúng nhất:
Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất làm cho bề mặt Trái Đất:
Thêm gồ ghề (núi cao hơn, sông sâu hơn)
Thêm bằng phẳng
Không thay đổi
4. Củng cố:
Tại sao người ta nói rằng " Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau" ?
Vì nội lực là lực xảy ra bên trong Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề còn ngoại lực là lực xảy ra bên trên bề mặt Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm bằng phẳng
- Học bài + SGK
- Đọc bài đọc thêm SGK/41 + làm BTBĐ
- CB: Địa hình bề mặt Traí Đất
+ Nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.
+ So sánh sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trình Thị Ánh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)