Bài 11. Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Hoài |
Ngày 14/10/2018 |
70
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Em yêu Tổ quốc Việt Nam thuộc Đạo đức 5
Nội dung tài liệu:
Trường tiểu học Tam Khương
Gv: Nguyễn Thu Hoài
ĐẠO ĐỨC 5
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Ủy ban nhân dân phường có vai trò quan trọng như thế nào?
2. Theo em ý kiến nào sau đây đúng?
Phường em tổ chức tổng vệ sinh chuẩn bị đón tết cổ truyền, thời tiết lạnh, em sẽ:
Không tham gia vì việc đó của mẹ và người lớn.
Sẽ tham gia, nhưng trời lạnh nên ra muộn hơn mọi người và chỉ giúp một số việc vặt.
Nhắc nhở các bạn ra đúng giờ và mang đầy đủ dụng cụ lao động, tham gia nhiệt tình.
C. Nhắc nhở các bạn ra đúng giờ và mang đầy đủ dụng cụ lao động, tham gia nhiệt tình.
Bµi d¹y: em yªu tæ quèc viÖt nam
TiÕt 1
Hoạt động nhóm 4
Hãy tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa trang 34
Dân tộc Việt Nam có hàng nghìn năm văn hiến và truyền thống đấu tranh dựng nước giữ nước đáng tự hào.
Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu gạo đã trở thành một trong những nước có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, nước ta còn xuất khẩu cà phê, chè, thủy – hải sản…
Nước ta đã xây dựng được nhiều công trình lớn như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại II, cầu Mỹ Thuận, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân…
Tính đến năm 2005, Việt Nam có Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.
Qua các thông tin trên, em có cảm nghĩ gì về đất nước – con người Việt Nam?
Việt Nam có nền văn hóa lâu đời có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rât đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
Con người Việt Nam thân thiện, cần cù, đất nước Việt Nam hiếu khách.
Hoạt động nhóm 2
- Hãy kể thêm một số thành tựu về giáo dục, văn hóa, kinh tế, danh lam thắng cảnh … của đất nước Việt Nam.
- Ngoài những thành tựu đã đạt được, hiện nay đất nước ta còn gặp một số khó khăn gì?
- Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu Tổ quốc?
Ghi nhớ:
Việt Nam là một đất nước tươi đẹp có truyền thống văn hóa lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày.
Em yêu Tổ quốc Việt Nam và tự hào mình là người Việt Nam. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để mai sau góp phần xây dựng đất nước.
Bài tập 1:
Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến những sự kiện nào của đất nước?
2
3
6
5
4
Ngày 30 – 4 – 1975
Cây đa Tân Trào
Sông Bạch Đằng
Bến Nhà Rồng
Ngày 7 – 5 – 1954
Ngày 2 – 9 – 1945
1
Bài tập 2:
Em hãy tìm những thông tin về Việt Nam trong những hình ảnh sau.
Nếu em là một hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu với các bạn khách nước ngoài điều gì về đất nước Việt Nam thông qua những hình ảnh đó.
1
2
3
4
8
5
6
7
10
9
Quốc kỳ Việt Nam lá cờ đại diện cho Việt Nam, là lá Cờ đỏ sao vàng, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Ý nghĩa lá cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời ngày 5 tháng 9 năm 1945, được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ, ngày 2 tháng 3 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca…" Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình-Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 10/1956 đến 1960
Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình (từ năm 1911 cho đến năm 1941), ông đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông - một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20.
Có lẽ ai cũng biết hoặc nghe nói đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một quần thể di tích đệ nhất Hà thành. Và cũng không có gì lạ khi nói đấy là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động (1076 - 1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.
Sử sách có chép Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 - 1070, (đời vua Lý Thánh Tông). Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.
Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm (2879.BC-258.BC):
Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Ghi nhớ:
Việt Nam là một đất nước tươi đẹp có truyền thống văn hóa lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày.
Em yêu Tổ quốc Việt Nam và tự hào mình là người Việt Nam. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để mai sau góp phần xây dựng đất nước.
Em có biết bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam không?
Dặn dò:
- Đọc kĩ phần ghi nhớ.
- Vẽ một bức tranh chủ đề “Đất nước Việt Nam”
Gv: Nguyễn Thu Hoài
ĐẠO ĐỨC 5
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Ủy ban nhân dân phường có vai trò quan trọng như thế nào?
2. Theo em ý kiến nào sau đây đúng?
Phường em tổ chức tổng vệ sinh chuẩn bị đón tết cổ truyền, thời tiết lạnh, em sẽ:
Không tham gia vì việc đó của mẹ và người lớn.
Sẽ tham gia, nhưng trời lạnh nên ra muộn hơn mọi người và chỉ giúp một số việc vặt.
Nhắc nhở các bạn ra đúng giờ và mang đầy đủ dụng cụ lao động, tham gia nhiệt tình.
C. Nhắc nhở các bạn ra đúng giờ và mang đầy đủ dụng cụ lao động, tham gia nhiệt tình.
Bµi d¹y: em yªu tæ quèc viÖt nam
TiÕt 1
Hoạt động nhóm 4
Hãy tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa trang 34
Dân tộc Việt Nam có hàng nghìn năm văn hiến và truyền thống đấu tranh dựng nước giữ nước đáng tự hào.
Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu gạo đã trở thành một trong những nước có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, nước ta còn xuất khẩu cà phê, chè, thủy – hải sản…
Nước ta đã xây dựng được nhiều công trình lớn như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại II, cầu Mỹ Thuận, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân…
Tính đến năm 2005, Việt Nam có Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.
Qua các thông tin trên, em có cảm nghĩ gì về đất nước – con người Việt Nam?
Việt Nam có nền văn hóa lâu đời có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rât đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
Con người Việt Nam thân thiện, cần cù, đất nước Việt Nam hiếu khách.
Hoạt động nhóm 2
- Hãy kể thêm một số thành tựu về giáo dục, văn hóa, kinh tế, danh lam thắng cảnh … của đất nước Việt Nam.
- Ngoài những thành tựu đã đạt được, hiện nay đất nước ta còn gặp một số khó khăn gì?
- Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu Tổ quốc?
Ghi nhớ:
Việt Nam là một đất nước tươi đẹp có truyền thống văn hóa lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày.
Em yêu Tổ quốc Việt Nam và tự hào mình là người Việt Nam. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để mai sau góp phần xây dựng đất nước.
Bài tập 1:
Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến những sự kiện nào của đất nước?
2
3
6
5
4
Ngày 30 – 4 – 1975
Cây đa Tân Trào
Sông Bạch Đằng
Bến Nhà Rồng
Ngày 7 – 5 – 1954
Ngày 2 – 9 – 1945
1
Bài tập 2:
Em hãy tìm những thông tin về Việt Nam trong những hình ảnh sau.
Nếu em là một hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu với các bạn khách nước ngoài điều gì về đất nước Việt Nam thông qua những hình ảnh đó.
1
2
3
4
8
5
6
7
10
9
Quốc kỳ Việt Nam lá cờ đại diện cho Việt Nam, là lá Cờ đỏ sao vàng, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Ý nghĩa lá cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời ngày 5 tháng 9 năm 1945, được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ, ngày 2 tháng 3 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca…" Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình-Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 10/1956 đến 1960
Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình (từ năm 1911 cho đến năm 1941), ông đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông - một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20.
Có lẽ ai cũng biết hoặc nghe nói đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một quần thể di tích đệ nhất Hà thành. Và cũng không có gì lạ khi nói đấy là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động (1076 - 1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.
Sử sách có chép Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 - 1070, (đời vua Lý Thánh Tông). Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.
Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm (2879.BC-258.BC):
Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Ghi nhớ:
Việt Nam là một đất nước tươi đẹp có truyền thống văn hóa lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày.
Em yêu Tổ quốc Việt Nam và tự hào mình là người Việt Nam. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để mai sau góp phần xây dựng đất nước.
Em có biết bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam không?
Dặn dò:
- Đọc kĩ phần ghi nhớ.
- Vẽ một bức tranh chủ đề “Đất nước Việt Nam”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thu Hoài
Dung lượng: 10,69MB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)