Bài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Chia sẻ bởi Lê Hoàng Ngọc Hân | Ngày 05/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng quí thầy cô
đến dự tiết học KHXH 6 (Mô hình trường học mới)


GV: Nguyễn Thị Triều
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
- Cho biết vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất?
- Hướng quay của Trái Đất?
- Trong cùng một lúc Trái Đất có mấy sự chuyển động chính?

Em hãy cho biết đây là chuyển động nào của Trái Đất?
Bài 13
CẤU TẠO BÊN TRONG
CỦA TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU
Nêu được 3 lớp cấu tạo bên trong Trái Đất và đặc điểm của từng lớp.
Trình bày được cấu tạo, vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
Mô tả sự phân bố lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất.
Vẽ được hình thể hiện cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Xác định được các lục địa và đại dương; các địa mảng lớn trên bản đồ hoặc Quả Địa Cầu.
Tiết 11 - Bài 13. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Cách nghiên cứu cấu tạo bên trong của Trái Đất
Với trình độ kĩ thuật hiện nay, con người mới chỉ khoan sâu vào lòng đất 15km để lấy mẫu đất đá. Vì vậy, để nghiên cứu được các lớp đá ở sâu hơn trong lòng đất, người ta phải dùng các phương pháp gián tiếp, ví dụ như dùng sóng địa chấn.Đó là người ta tạo ra lực mạnh như nổ mìn làm đá rung động và làm xuất hiện sóng. Các sóng này va đập vào các lớp đá, truyền trở lại và các máy thu sẽ ghi nhận thời gian các sóng truyền đến vào một dải băng phản ánh các thông tin về các lớp đá cần thăm dò.
Tiết 11 - Bài 13. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động cặp đôi
? Hiện nay, người ta lấy mẫu đá tới độ sâu bao nhiêu kilômét để nghiên cứu?
? Muốn nghiên cứu các lớp đá ở sâu hơn trong lòng Trái Đất, các nhà địa chất dùng phương pháp và phương tiện gì?
Cách nghiên cứu cấu tạo bên trong của Trái Đất
Với trình độ kĩ thuật hiện nay, con người mới chỉ khoan sâu vào lòng đất 15km để lấy mẫu đất đá. Vì vậy, để nghiên cứu được các lớp đá ở sâu hơn trong lòng đất, người ta phải dùng các phương pháp gián tiếp, ví dụ như dùng sóng địa chấn. Đó là người ta tạo ra lực mạnh như nổ mìn làm đá rung động và làm xuất hiện sóng. Các sóng này va đập vào các lớp đá, truyền trở lại và các máy thu sẽ ghi nhận thời gian các sóng truyền đến vào một dải băng phản ánh các thông tin về các lớp đá cần thăm dò.
Tiết 11 - Bài 13. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1. Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất:
Hình 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo các lớp bên trong của Trái Đất.
Vị trí của các lớp bên trong Trái Đất?
Lớp nào mỏng nhất, dày nhất? Nhiệt độ thấp nhất, cao nhất?
Trạng thái vật chất của các lớp bên trong Trái Đất?
Hoạt động cặp đôi
Vỏ Trái Đất (Từ 5 – 70km)
Lớp trung gian
Lớp lõi
(Gần3000km)
(Trên 3000km)
không đều, nơi dày, mỏng khác nhau
10000C
15000C → 47000C
50000C
Vỏ Trái Đất
Lớp trung gian
Lớp lõi
Lớp ngoài cùng
Ở giữa
Trong cùng
Là lớp mỏng nhất
Là lớp dày nhất
Nhiệt độ thấp nhất
Nhiệt độ cao nhất
Rắn chắc
Từ quánh dẻo đến lỏng
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.
Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo các lớp bên trong của Trái Đất.
Hãy quan sát và cho biết các hoạt động trên diễn ra ở lớp nào của Trái Đất?
Tiết 11 - Bài 13. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
1. Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất:
2. Tìm hiểu lớp vỏ Trái Đất:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KiẾN THỨC:
a)
Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất, nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Đây là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác: không khí, nước, sinh vật,…và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Đặc điểm lớp vỏ của Trái Đất(độ dày, vật chất tạo thành, thể tích và khối lượng)
Vai trò của lớp vỏ Trái Đất?
Hoạt động cá nhân
Q/S ảnh sau cho biết vỏ TĐ có vai trò gì đối với con người ?
Q/S các ảnh cho biết vỏ TĐ có vai trò gì đối với tự nhiên ?.
Tại sao vỏ Trái Đất quan trọng ?.
Tác động của con người đã làm biến đổi bộ mặt Trái Đất rất nhiều:
Tác động theo hướng tích cực
Tác động của con người đã làm biến đổi bộ mặt Trái Đất rất nhiều:
Tác động theo hướng tiêu cực
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nguồn nước
Đất bị xói mòn
Đốt rừng làm nương rẫy
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Đốt rừng làm rẩy
Khói từ phương tiện giao thông
Khói bụi từ nhà máy
Rác thải
Chúng ta phải làm gì để chống ô nhiễm môi trường?
- Cấm đốt rừng.
- Phải xử lí rác thải trong sinh hoạt và sản xuất.
- Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào sông suối, biển...
Phải sử dụng năng lượng sạch.
Có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Con người là chủ nhân của hành tinh mang sự sống và là sinh vật tiến hoá nhất giữa muôn loài. Do đó con người phải thấy được trách nhiệm của mình là: giữ gìn và bảo vệ môi trường để Trái Đất mãi đẹp và giàu sức sống
Ngày 5/6 là ngày bảo vệ môi trường thế giới
Bài 13. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất
- Vai trò : Có vai trò rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật … và cả xã hội loài người
Tiết 11 - Bài 13. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
1. Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất:
2. Tìm hiểu lớp vỏ Trái Đất:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KiẾN THỨC:
a)
b)
Hình 2. Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất
? Tên các địa mảng lớn trong lớp vỏ Trái Đất?
? Bộ phận địa mảng của lục địa và của đại dương khác nhau ở điểm nào?
? Tên một số địa mảng xô vào nhau và tách xa nhau?
Hoạt động nhóm
Em hãy xác định tên các địa mảng lớn, tên các địa mảng xô vào nhau và các địa mảng tách xa nhau?
Kể tên các địa mảng lớn?
Mảng Ấn Độ
Mảng Phi
Mảng Thái Bình Dương
Mảng Bắc Mĩ
Mảng Nam Mĩ
Mảng Âu -Á
Mảng Nam Cực
Hình 2. Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất
Xô vào nhau
Tách xa nhau
Chỉ ra chỗ tiếp xúc của các địa mảng?
Hai mảng xô vào nhau
Hai mảng tách xa nhau
Em hãy điền tên các địa mảng chính cho phù hợp
- Các mảng nổi lên trên mực nước biển
như mảng.............................................
Mảng Phi
Mảng Á- Âu
Mảng Ấn Độ
Mảng Bắc Mĩ
Mảng Nam Mĩ
Kết quả thành.........................................
Lục địa, các đảo
- Các mảng trũng thấp bị nước bao phủ
như mảng: ……………………………..
Mảng Thái Bình Dương
Kết quả thành ............................................
Đại dương
Cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất
? Tên các địa mảng lớn trong lớp vỏ Trái Đất?
Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Bắc Mĩ, Mảng Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ, mảng Nam Cực.
? Bộ phận địa mảng của lục địa và của đại dương khác nhau ở điểm nào?
Bộ phận nổi cao trên mực nước biển là địa mảng của lục địa, còn bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.
? Tên một số địa mảng xô vào nhau và tách xa nhau?
Các địa mảng xô vào nhau: mảng Phi với mảng Âu-Á; mảng Âu – Á với mảng Ấn Độ; mảng Ấn Độ với mảng Thái Bình Dương; mảng Bắc Mĩ với mảng TBD
Các địa mảng tách xa nhau: mảng Nam Cực với mảng Phi; mảng Nam Cực với mảng Ấn Độ; mảng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á
Tiết 11 - Bài 13. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
1. Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất:
2. Tìm hiểu lớp vỏ Trái Đất:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KiẾN THỨC:
a)
b)
- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau
Q/S Hình cho biết nếu hai địa mảng tách xa nhau tạo ra dạng địa hình gì ?
=> Hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.
Hai mảng xô vào nhau tạo ra dạng địa hình gì ?.
=> Nỳi cao
ĐỈNH EVEREST
DÃY HYMALAYA
Ngoài ra sự di chuyển của các địa mảng còn sinh ra các hiện tượng gì ?.
=> Động đất, núi lửa…
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NÚI LỬA
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐộNG Đất
Thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản đã xóa sổ nhiều thị trấn, gây sự cố rò rỉ hạt nhân và khiến hàng nghìn người dân rơi vào tình cảnh tuyệt vọng.
Ngày kinh hoàng vì động đất, sóng thần ở Nhật 5 năm trước
Đây là kết quả của cách tiếp xúc nào giữa 2 địa mảng ?
A
B
Hai mảng tách xa nhau
Tất cả các ý trên
Mỏng ở đại dương
3. Đặc điểm chiều dày lớp vỏ Trái Đất là:
Nơi dày nơi mỏng
A
Dày ở vùng núi
B
C
D
Lớp vỏ Trái Đất
Lớp trung gian
Lớp trung gian
Lớp lõi
1
2
2
3
1. Xác định vị trí 3 lớp của Trái Đất trong hình vẽ trên đây ?
Hướng dẫn về nhà
- Học bài, xem tiếp phần c) Tìm hiểu sự phân bố của lục địa và đại dương,
+ Tập xác định các lục địa và đại dương trên Quả Địa Cầu.
+ Vẽ hình tròn tượng trưng các lớp của Trái Đất…
CHÚC QUÍ THẦY CÔ SỨC KHỎE.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT.
CHÚC CÁC EM HỌC SINH CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI
Giờ học kết thúc!
Cảm ơn quý thầy, cô về dự giờ rút kinh nghiệm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hoàng Ngọc Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)