Bài 1. Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

Chia sẻ bởi phan thị luyến | Ngày 05/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

BÀI MỞ ĐẦU
1. Nội dung của môn địa lí 6:

2. Cách học môn địa lý 6
CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT



BÀI 1 – Tiết 1,2: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT

HS quan sát H1 (SGK):
1.Hãy kể tên 9 hành tinh trong hệ mặt trời.
2.Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ mặt trời?
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời:

Hình 1. Các hành tinh trong hệ mặt trời



Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời.





2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
 

HS quan sát ảnh Trái Đất (trang 5) dựa vào H2 SGK cho biết:
Trái Đất có hình gì?
- Trái Đất có hình cầu. (ảnh hình cầu)
Quan sát hình 2 cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo trái đất .
- Trái Đất có bán kính khoảng 6.370km, đường xích đạo có độ dài khoảng 40.076km.
- Kích thước Trái Đất rất lớn.
Hình 2: Kích thước của Trái Đất + H.3 Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả địa cầu
- HS quan sát Hình 3 SGK cho biết :
Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì?
( đường kinh tuyến).
Những đường vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là những đường gì?
( Đường vĩ tuyến)
 
? Dựa vào hình 3: Xác định đường kinh tuyến gốc và đường vĩ tuyến gốc.

? Em hãy xác định các đường Kinh tuyến đông và Kinh tuyến tây

 
? Xác định đường Vĩ tuyến Bắc và Vĩ tuyến Nam.

 
? Xác định nửa cầu Bắc và nửa Nam.

- Kinh tuyến: Là đường nối liền hai điểm cực bắc và cực nam trên quả địa cầu.
- Vĩ tuyến: Vòng tròn trên mặt địa cầu vuông góc với kinh tuyến
- Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến số 00qua đài thiên văn Grinuýt nước Anh.
- Vĩ tuyến gốc: là đường xích đạo, đánh số 0o.
- Kinh tuyến đông: những kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến tây: Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc : những vĩ tuyến nằm từ xích đạo lên cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo xuống cực Nam.
- Nửa cầu đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 600Đ
- Nửa cầu tây: Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 600Đ
- Nửa cầu bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo lên cực bắc.
- Nửa cầu nam: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực nam.
4. Củng cố :
- Vị trí của trái đất?
- Hình dáng, kích thước?
- K/n kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ?
5. Dặn dò:
Hướng dẫn cách làm bài tập 1 và 2 sgk.
Chuẩn bị bài 2 : Bản đồ. Cách vẽ bản đồ, cho biết:
Bản đồ là gì?
TIẾT 3,4 – BÀI 3 : TỈ LỆ BẢN ĐỒ

a. Khái niệm bản đồ:
- Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về vùng đất hay toàn bộ bề mặt trái đất trên một mặt phẳng.
1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

* Yêu cầu HS quan sát 2 bản đồ thể hiện cùng 1 lãnh thổ nhưng có tỉ lệ khác nhau (H8, 9) cho biết:
Tỉ lệ bản đồ là gì ?
Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở mấy dạng?
b. Tỉ lệ bản đồ
+ Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
+ Biểu hiện ở 2 dạng:
- Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1.
- Thước tỉ lệ: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
VD: Hình 8
Tỉ lệ 1: 7.500 1cm trên bản đồ = 7.500cm ngoài thực tế
Hình 9:
Tỉ lệ 1: 15000 -> 1cm trên bản đồ =15.000cm ngoài thực tế
a) Tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước.
b) Tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số.


- Yêu cầu HS đọc kiến thức trong SGK cho biết:
- Cách tính khoảng cách bằng tỉ lệ thước?
- Cách tính khoảng cách bằng tỉ lệ số?

2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ:

+ Hoạt động nhóm: 4 nhóm
- Nhóm 1: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân -khách sạn Thu Bồn.
- Nhóm 2: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hoà Bình -khách sạn Sông Hàn
- Nhóm 3: Đo và tính chiều dài của đường Phan Bội Châu (Đoạn từ đường Trần Quý Cáp -Đường Lý Tự Trọng )
- Nhóm 4:Đo và tính chiều dài của đường Nguyễn Chí Thanh (Đoạn đường Lý Thường Kiệt - Quang Trung).
4. Củng cố:
- Tính khoảng cách từ KS Hải Vân đến KS Thu Bồn?
- Từ KS Hoà Bình đến KS Sông Hàn?
- Từ đường Trần Quí Cáp -> Lý Tự Trọng?
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập 2 và 3 trang 14.
- Hoàn thành tập bản đồ bài 3.
- Chuẩn bị bài 4 :
+ Cho biết cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ
+ Các hướng chính trên bản đồ
+ Giải quyết bài tập 3.a


TIẾT 5 – BÀI 4 : PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ, TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ


Kiểm tra bài cũ :
Tỉ lệ bản đồ dùng để làm gì? Cho VD?
HS quan sát H.10 (SGK) cho biết:
Các phương hướng chính trên thực tế?
* Qui ước:
- Đầu phía trên của đường KT là hướng Bắc.
- Đầu phía dưới của đường KT là hướng Nam.
- Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.
- Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.)
1. Phương hướng trên bản đồ:

- Yêu cầu HS quan sát H11 (SGK) cho biết:
- Cách xác định điểm C trên bản đồ?

- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm gọi là toạ độ địa lí của điểm đó.
Ví dụ: 20o Tây
Điểm C
10o Bắc

2. Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí:


Yêu cầu 4 nhóm HS đọc nội dung bài tập a, b, c, d
a) Hướng bay:
- Hà nội Viêng Chăn: hướng tây nam
- Hà Nội  Gia cácta: hướng nam
- Hà Nội  Manila: hướng đông nam.
- Cualalămpơ  Băng Cốc: hướng bắc.
3. Bài tập:

 
1100Đ
b) A 130oĐ B
10oB 100B
 
1300Đ 1400Đ
C E
00 00
 
1000Đ
D
100B
d) Từ 0  A: hướng Bắc
+ Từ O  B: hướng Đông
+ Từ O  C : hướng Nam
+ Từ O D : hướng Tây.
4. Củng cố:
- Xác định phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí.
5. Hướng dẫn HS học:
Hoàn thành bài tập 1,2 /17 sgk.
Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng những ký hiệu nào?
Làm thế nào để biểu hiện một quả núi lên bản đồ


TIẾT 6 – BÀI 5 : KÍ HIỆU BẢN ĐỒ
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ

 *GV hướng dẫn HS quan sát 1 số kí hiệu ở bảng chú giải của 1 số bản đồ yêu cầu HS:
? Tại sao muốn hiểu kí hiệu phải đọc chú giải

- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước
- Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu
 
1. Các loại ký hiệu bản đồ:

? Có mấyloại kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.

- Thường phân ra 3 loại kí hiệu:
+ Điểm.
+ Đường.
+ Diện tích.

? Quan sát H.14 sgk, hãy kể tên một số đối tượng địa lý được biểu hiện các loại kí hiệu điểm, đường, diện tích.
 
- HS: Quan sát H15, H16 em cho biết:
? Có mấy dạng kí hiệu trên bản đồ.
- Ý nghĩa thể hiện của các loại kí hiệu ?
- Phân 3 dạng:
+ Ký hiệu hình học.
+ Ký hiệu chữ.
+ Ký hiệu tượng hình.
 
Yêu cầu HS quan sát H16 (SGK) cho biết:
? Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét.
? Dựa vào đâu để ta biết được 2 sườn tây - đông sườn nào dốc, sườn nào thoải .


2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.


- Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đồng mức.
 - Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam
+ Từ 0m -200m màu xanh lá cây
+ Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt.
+ Từ 500m-1000m màu đỏ.
+ Từ 2000m trở lên màu nâu.
4.Củng cố
? Em hãy vẽ lại ký hiệu địa lí của 1 số đối tượng như sau:
Sân bay, Chợ, Câu lạc bộ, Khách sạn , Bệnh viện.
HS lên bảng vẽ, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung, GV đánh giá.
5. Dặn dò
- Trả lời câu hỏi: 1, 2, 3 (SGK).
- Ôn tập bài 1 đến bài 5
 
TIẾT 7: ÔN TẬP

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS hiểu được:
Đặc điểm của Trái Đất
Bản đồ là gì?
Tỉ lệ bản đồ
Phương hướng trên bản đồ
Kí hiệu bản đồ
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng ụn tập và vận dụng kiến thức vào làm bài tập
3. Thái độ:
Yêu thích môn học, tự giác làm bài tập
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở bài tập
Bài ôn tập
(Phát phiếu bài tập)
4. Củng cố
GV hệ thống một cách sơ lược toàn bộ kt đã học
5. Dặn dũ
Hs học bài thật tốt, chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau KT 1 tiết.
TIẾT 8 : KIỂM TRA 45 PHÚT

I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
Qua bài kiểm tra đánh giá được trình độ nhận thức của học sinh về vị trí hình dạng trái đất cách vẽ bản đồ ,tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ.
2- Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài độc lập
3- Thái độ: giáo dục ý thức tự giác trong học tập
II- Chuẩn bị
1-GV:-Ma trận , Đáp án, thang điểm
2- HS:- Đồ dùng học tập
III- Nội dung kiểm tra
- Phát phiếu ktra
IV- Thu bài - nhận xét
V. Hướng dẫn về nhà :
- Tìm hiểu trước bài 7 : Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
 
TIẾT 9,10 – BÀI 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ.

Yêu cầu HS quan sát H.19 và kiến thức (SGK) cho biết:
? Trái đất quay quanh trục theo hướng nào.
? Vậy thời gian Trái đất tự quay quanh nó trong vòng 1 ngày đêm được qui ước là bao nhiêu giờ.(24h)
? Cùng một lúc trên trái đất có bao nhiêu giờ khác nhau.(24 giờ )
1.Vận động của Trái đất quanh trục. 
- Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
-Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.

Chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ
- Mỗi khu vực có 1giờ riêng đó là giờ khu vực
- Giờ gốc (GMT)khu vực có kt gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0(còn gọi giờ quốc tế).

- Phía đông có giờ sớm hơn phía tây
- KT1800 là đường đổi ngày quốc tế.
a-Hiện tượng ngày đêm
Yêu cầu HS quan sát H 21 cho biết:
- Trái đất có hình gì?
- Em hãy giải thích cho hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất?

2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất

- Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay của trái đất từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trái đất đều lần l ượt có ngày đêm.
GV: Yêu cầu HS quan sát H 22 và cho biết:
? Hướng chuyển động của vật ở nửa cầu Bắc, ở nửa cầu Nam.
b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.
+ Bán cầu Bắc: lệch bên phải.
+ Bán cầu Nam: lệch bên trái.
4. Củng cố: (5phút )
Tại sao có hiện tượng ngày đêm trên trái đất?
5. HDVN:(3phút ).
- Làm BT 1, 2, 3 (SGK).
- Đọc trước bài 8 (Giờ sau học).


TIẾT 11 – BÀI 8 : SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI

Kiểm tra bài :(5phút )
- Trái đất nằm nghiêng trên MPQĐ là bao nhiêu? Trái đất chuyển động quanh trục theo hướng nào?
HS quan sát H 23 (SGK):
? Nhắc lại chuyển động tự quay quanh trục ,hướng độ nghiêng của trục trái đất ở các vị trí xuân phân, hạ trí, thu phân, đông trí.
? Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên trục của trái đất thì trái đất cùng lúc tham gia mấy chuyển động ? hướng các vận động trên ?sự chuyển động đó gọi là gì.
1. Sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời.

? Thời gian Trái đất quay quanh trục của trái đất 1vòng là bao nhiêu. (24h)
? Thời gian chuyển động quanh Mặt trời một vòng của trái đất là bao nhiêu. (365ngày 6h )
? Tại sao hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái đất không.( quay theo một hướng không đổi
- Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn .
-Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.

Khi chuyển động trên quỹ đạo trục nghiêng và hướng tự quay của trái đất có thay đổi không ? (có độ nghiêng không đổi ,hướng về 1phía )
? Ngày 22/6(hạ chí ) nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời.
( Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều hơn.)
 
? Ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời
(Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều hơn).
 
-GV khi nửa cầu nào ngả về phía mặt trời thì nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng và ngược lại nên ngày Hạ chí 22/6là mùa nóng ở bán cầu Bắc ,bán cầu Nam là mùa đông
 
GV: Yêu cầu HS quan sát H 23 (SGK) cho biết:
? Trái đất hướng cả 2 nửa cầu Bắc và Nam về Mặt trời như nhau vào các ngày nào .
 
2. Hiện tượng các mùa
- Khi chuyển động trên quỹ đạo trục trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc , lúc nửa cầu nam ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa :
 
+ Nửa cầu hướng về phía mặt trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.
+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.
Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
Bài tập 1: Đánh dấu (x) vào ô trống có ý đúng:(3phút )
 
 
Mặt trời luôn chuyển động
Trái đất đứng im
Trái đất luôn luôn chuyển động quay quanh Mặt trời
 
Trái đất và Mặt trời đều chuyển động? Tại sao có các mùa trên trái đất.

TIẾT 12 – BÀI 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA.

Kiểm tra bài cũ:
- Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng nào?
Khi chuyển động quanh Mặt trời, Trái đất có chuyển động quanh trục nữa không?
Yêu cầu HS dựa vào H 24 (SGK) cho biết:
- Tại sao đường biểu hiện trục Trái đất và đường phân chia sáng, tối không trùng nhau?
(HS: Đường biểu hiện truc nằm nghiêng trên MPTĐ 66033’, Đường phân chia sáng - tối vuông góc vưói MPTĐ)
? Vào ngày 22/6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu. Vĩ tuyến đó là đường gì ?
(HS: 23027’ Bắc, Chí tuyến Bắc)
? Vào ngày 22/ 12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu. Vĩ tuyến đó là gì ?
(HS: 23027’ Nam,Chí tuyến Nam)

1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất:

- Trong khi quay quanh mặt trời trái đất có lúa chúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục trái đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.
GV: Yêu cầu HS dựa vào H 25 (SGK) cho biết:
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ như thế nào?
-Vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam là những đường gì?
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài của ngày và đêm ở 2 điểm cực như thế nào ?
- HS trả lời, GV treo bảng phụ có ghi số ngày đêm dài suốt 24 giờ:
2. Ở 2 miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa:

4. Củng cố (3phút )
- Dựa vào H24: Em hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6 và 22/12?
5. HDVN: .(2phút )
- Làm BT 2,3 (SGK).
- Đọc trước bài 10.
Btap bài 9:
Trong ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc diện tích được chiếu sáng nhiều hơn diện tích không được chiếu sáng. Tại điểm A thuộc nửa cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn.
Trong ngày 22/6 ở nửa cầu Nam diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích không được chiếu sáng. Tại điểm B thuộc nửa cầu Nam có ngày ngắn, đêm dài.
c. Trong ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích không được chiếu sáng. Tại điểm C thuộc nửa cầu Bắc có ngày ngắn, đêm dài.
d. Trong ngày 22/6 ở nửa cầu Nam diện tích được chiếu sáng nhiều hơn diện tích không được chiếu sáng. Tại điểm D thuộc nửa cầu Nam có ngày dài, đêm ngắn.
Mùa trong năm
Mùa nóng: ngày dài, đêm ngắn
Mùa lạnh: ngày ngắn, đêm dài.
* Tại mọi điểm trên xích đạo- trong hai ngày 22/6 và 22/12 đều có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau.

TIẾT 14 – BÀI 10: CẤU TẠO BÊN TRONG TRÁI ĐẤT

Kiểm tra bài cũ: (5phút )
- Vào ngày nào thì hiện tượng ngày đêm diễn ra suốt 24h ở 2 cực?
Đáp án: (vào ngày 22/6 và 22/11 ở các vĩ tuyến 660B và 66oN.)
Yêu cầu HS quan sát H26 và bảng thống kê (SGK) cho biết:
- Hãy cho biết Trái Đất gồm mấy lớp ?
.(3lớp )
? Hãy trình bày cấu tạo và đặc điểm của từng lớp.
? Nêu vai trò của lớp vỏ đối với đời sống sản xuất của con người


1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất


Gồm 3 lớp
-Lớp vỏ
-Trung gian
-Nhân (lõi)
a.Lớp vỏ: Lớp vỏ mỏng nhất ,quan trọng nhất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên ,môi trường xã hội loài người
b. Lớp trung gian : có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất

c, Lớp nhân (lõi): ngoài lỏng ,nhân trong rắn đặc.

Vị trí các lục địa đại dương trên quả cầu?
-HS đọc SGK nêu được các vai trò lớp vỏ trái đất ?
GV: Yêu cầu HS quan sát H27 (SGK) cho biếtcác mảng chính của lớp vỏ trái đất, đó là địa mảng nào .
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

Lớp vỏ trái đất chiếm 1% thể tích và 0.5% khối lượng của Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc dày 5-70km(Đá gra nit,đá ba zan ).
-Trên Vỏ Trái đất có núi, sông - Là nơi sinh sống của loài người.
 
-Vỏ Trái đất do 1 số địa mảng kề nhau tạo thành ,các mảng di chuyển chậm .Hai mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau .
- Mảng Bắc Mĩ; Mảng Nam Mĩ, Mảng Phi, Mảng Âu á; Mảng ấn độ; Mảng nam cực; Mảng Thái Bình Dương.
4. Củng cố :(3phút )
Hãy vẽ sơ đồ: Cấu tạo của Trái Đất gồm các bộ phận sau: Vỏ, Lớp trung gian, Lõi.
5. HDVN: (2phút )
Trả lời câu hỏi 1,2.(SGK).
Làm BT 3(SGK).
Đọc trước bài 11.
Giờ sau học.
 


TIẾT 15,16 – BÀI 11:THỰC HÀNH:
SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Đáp án:
- Vỏ: dày từ 5km -> 7 km, rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao.
- Trung gian: Dày từ gần 3000 km, từ từ quánh dẻo đến lỏng, to 1500oC -> 4700oC.
- Lõi: Dày trên 3000 km, lỏng ở ngoài rắn ở trong, to cao 5000oC.

Kiểm tra bài cũ:(5phút )
-Trình bày cấu tạo của lớp Vỏ Trái Đất?

- Yêu cầu HS quan sát H28 (SGK) cho biết:
- Tỉ lệ S lục địa và đại dương ở nửa cầu Bắc ? (S lục địa: 39,4%,S đại dương: 60,6 %)
- Tỉ lệ S lục địa và đại dương ở nửa cầu Nam? ( S lục địa: 19,0%, S đại dương: 81%)
-HS xác định trên bản đồ các lục địa và đại dương ?
1. Bài 1:

+ Nửa cầu Bắc:
- S lục địa: 39,4%
- S đại dương: 60,6 %
+ Nửa cầu Nam:
- S lục địa: 19,0%
- S đại dương: 81,0%
 
-QS bản đồ thế giới và quan sát bảng (SGK)tr 34 cho biết Có bao nhiêu lục địa trên thế giới?(6 lục địa )
 
 
H: Lục địa có diện tích nhỏ nhất? Lục địa có diện tích lớn nhất ?( Lục địa Ôxtrâylia. Á - Âu (Cầu Bắc).
- Các lục địa nằm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam? ( Lục địa Phi.)
 
2. Bài 2:

+ Có 6 lục địa trên Thế giới.
- Lục địa Á - Âu
- Lục địa Phi
- Lục địa Bắc Mĩ
- Lục địa Nam Mĩ
- Lục địa Nam Cực
- Lục địa Ôxtrâylia.
+ Lục địa có S nhỏ nhất: Lục địa Ôxtrâylia (cầu nam)
+ Lục địa có S lớn nhất: Á - Âu (Cầu Bắc).
- Lục địa nằm ở cầu Bắc: Á - Âu, Bắc Mĩ.
- Lục địa nằm cả cầu Bắc và Nam: Lục địa Phi.
- Lục địa nằm ở cầu Nam: Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Nam Cực.
Yêu cầu HS quan sát bảng (SGK) tr35nếu diện tích bề mặt trái đất là 510.10mũ 6kmvuông thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu % tức là bao nhiêu km vuông ?(Chiếm 71%bề mặt trái đất tức là 361triệu km vuông )
3 - Bài 3:

+Hoạt động nhóm : 4 nhóm
-B1giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Có mấy đại dương lớn trên thế giới?
đại dương nào nào có diện tích nhỏ nhất? Đại
dương nào có diện tích lớn nhất?
-B2 thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5phút )
-B3 thảo luận trước toàn lớp
Treo phiếu học tập - GV đưa đáp án các nhóm nhận xét
+ Có 4 đại dương:
- Thái Bình Dương
- Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
- Bắc Băng Dương
- Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ nhất: 13,1 triệu km2
- Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất: 179,6 tr km
GV: Yêu cầu HS quan sát H 29 (SGK) cho biết:
- Rìa lục địa gồm những bộ phận nào? Nêu độ sâu?

- Thềm lục địa: 100m
- Sườn lục địa: - 200m
4. Bài 4:

4. Củng cố :(3phút )
Học sinh nhắc lại kiến thức của bài học.
5. HDVN: (2phút )
- Đọc bài đọc thêm
- Đọc trước bài 12
 

CHƯƠNG II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

1.Tác dụng của nội lực và ngoại lực.
Yêu cầu HS đọc kiến thức (SGK) cho biết:
? Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt trái đất.
(Nội lực, ngoại lực )
? Thế nào là nội lực .
? Ngoại lực la gi`.

TIẾT 19 – BÀI 12: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
+ Nội lực.
- Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.

+ Ngoại lực.
- Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (Nước chảy, gió).
+ Núi lửa.
Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết và Hình 31,32,33(SGK).
? Núi lửa là gì.
? Thế nào là núi lửa đang phun trào và núi lửa đã tắt.

 
2. Núi lửa và động đất.

- Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.
- Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động.
- Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.
- Cấu tạo của núi lửa: H31.
? Động đất là thế nào.
? Những thiệt hại do động đất gây ra.
Người ta làm gì để đo được những trấn động của động đất.?
 

+ Động đất
- Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội.
+ Gây thiệt hại:
- Người.
- Nhà cửa.
- Đường sá.
- Cống.
- Công trình xây dựng.
- Của cải.
- Để đo các chấn động của động đất người ta dùng thang RICHTE (9 bậc ).
4 - Củng cố .(3phút )
- Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối lực nhau?
- Con người đã làm gì dể giảm các thiệt hại do động đất gây nên?
5- HDVN:(2phút )
- Học và trả lời.
- Đọc trước Bài 13, đọc bài đọc thêm. (SGK).
- Giờ sau
Kiểm tra bài cũ:(5phút )
H: - Phân biệt sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực ? Ví dụ?

Đáp án: - Nội lực: là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất. (Núi lửa, động đất, tạo núi).
- Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài bề mặt đất. ( Nước chảy chỗ trũng, gió thổi bào nùm đá, nước lấn bờ).
TIẾT 20 – BÀI 13 : ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.

Yêu cầu HS quan sát kiên thức và bảng thống kê, Hình 34 (SGK) cho biết:
- Núi là gì?
? Đặc điểm của núi là gì.  
- Phân loại núi?
-Treo BĐTNVNcho HS chỉ ngọn núi cao nhất nước ta ?
-QS H34cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác cách tính độ cao tương đối như thế nào ?
1. Núi và độ cao của núi.

+ Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
Độ cao thường 500 m so với mực nước biển.
+ Núi: - Đỉnh (nhọn).
- Sườn (dốc).
- Chân núi.
+ Phân loại núi:
- Núi thấp: Dưới 1000 m.
- Núi trung bình: Từ 1000 m -> 2000 m.
- Núi cao: Từ 2000 m trở lên.
+ Độ cao tương đối: Đo từ điểm thấp nhất đến đỉnh núi.
+ Độ cao tuyệt đối: Đo từ mực nước biển lên đỉnh núi.
 
+Hoạt động nhóm :4 nhóm
? Nghiên cứu SGK và quan sát H35 phân loại núi già và núi trẻ về : đỉnh, sườn, thung lũng, thời gian hình thành ghi vào bảng phụ nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày, nhóm kia nhận xét,bổ sung, GV hoàn thiện kiến thức.
 
2. Núi già, núi trẻ.

a) Núi già.
- Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
- Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
- Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
b) Núi trẻ.
- Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
- Có đỉnh nhọn, sườn dốc,thung lũng sâu.
 
Yêucầu HS QS H37cho biết:
? Địa hình cacxtơlà thế nào .(địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.)
? Đặc điểm của địa hình. (Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
? Nguyên nhân hình thành (do nước mưa có thể thấm vào khe và kẻ đá, tạo thành hang động rộng và sâu).
- Yêu cầu HS quan sát H37, H38 (SGK) hãy mô tả những gì thấy được trong hang động?


3- Địa hình cacxtơ và các hang động


- Địa hình cacxtơ loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
+ Hang động:
- Là những cảnh đẹp tự nhiên.
- Hấp dẫn khách du lịch.
- Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
VD: Động Phong Nha – Kẻ Bàng

-Nêu giá trị kinh tế của miền núi đối với xã hội loài người ?
-Miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú
-Nơi giàu tài nguyên khoáng sản
-Nhiều danh lam thắm cảnh đẹp ,nghỉ dưỡng ,du lịch
 

4. Giá trị kinh tế của miền núi .

4. Củng cố .(3phút )
- Núi và cách tính độ cao của núi ?
- Phân biệt núi già và núi trẻ ?
- Địa hình cacxtơ và hang động ?
5. HDVN .(2phút )
- Đọc bài đọc thêm.
- Trả lời câu: 1,2,3,4 (SGK).
TIẾT 17: ÔN TẬP HOC KÌ I.
Kiểm tra bài cũ :(5phút )
Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ?
HS: +Núi già: - Hình thành các đây hàng trăm triệu năm.
- Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông.
+ Núi trẻ: - Hình thành cách đây vài chuc triệu năm.
- Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
Đáp án:
+ Núi già: - Hình thành các đây hàng trăm triệu năm.
- Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông.
+ Núi trẻ: - Hình thành cách đây vài chuc triệu năm.
- Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
* Nhóm 1:
1 -Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất ?
2- Tỉ lệ bản đồ là gì?có mấy dạng tỉ lệ bản đồ ?
3- Phương hướng trên bản đồ được quy định như thế nào? kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý là gì?
* Nhóm 2:
4 - Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
5- Sự vận động quay quanh mặt trời của Trái Đất và các hệ quả.
3. Bài mới:
Câu hỏi thảo luận nhóm:

* Nhóm 3:
6- Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì?Có mấy loại ki hiệu bản đồ? Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ như thế nào?
7- Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời gây ra hệ quả gì?
* Nhóm 4:
8 -Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu vai trò của lớp vỏ táI đất?
9 - Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
10 - Các dạng dịa hình bề mặt Trái Đất.
Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất.

- Trái Đất có hình cầu.
- Có 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- 360kinh tuyến.
- 181 vĩ tuyến.
Bài 3: Tỉ lệ bản đồ

- Tỉ lệ thước: 1cm = 10 km
- Tỉ lệ số: 1:100 000 = 100.000 cm = 1km
- Đo khoảng cách.
Bài 4: Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý.
- Cách x.định và ghi tọa độ địa lý
- Phương hướng: Bắc, Nam, Đông, Tây,
- Kinh độ:
- Vĩ độ:

C 20o T
10o B

Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
- Phân loại kí hiệu:
A: Kí hiệu điểm.
B: Kí hiệu đường.
C: Kí hiệu diện tích.
- Các dạng kí hiệu:
a. Kí hiệu hình học.
b. Kí hiệu chũ.
c. Kí hiệu tượng hình.
Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
- Trái Đất tự quanh trục từ T -> Đ
- Có 24 khu vực giờ.
- Quay quanh trục mất 24h (1vòng).
Hệ quả: + Ngày và đêm.
+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật trên trái đất.
Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời.
 
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo 1 quỹ đạo có hình elíp gần tròn.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 1 vòng là 365 ngày 6h.
Hệ quả: + Các mùa
+ Ngày đêm dài ngắn theo mùa.
 
Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
- Cấu tạo của Trái Đất
+ Vỏ
+ Trung Gian
+ Lõi
Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
- Nội lực: Là những lực sinh ra từ bên trong.
- Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài.
- Núi lửa: Nội lực.
- Động đất: Nội lực.
Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất.

- Núi:
- Núi già: + Đỉnh tròn.
+ Sườn thoải.
+ Thung lũng nông.
- Núi trẻ: + Đỉnh nhọn.
+ Sườn dốc
+ thung lũng sâu.
4 - Củng cố : (2phút )
- Giáo viên hệ thống lại kiên thức bài ôn tập
5- Hướng dẫn HS học: (1phút )
- Về nhà ôn tập.
- Giờ sau thi học kì I.
TIẾT 18: THI HỌC KỲ I

TIẾT 19 - BÀI 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TIẾP)

Đáp án:
- Miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú
- Nơi giàu tài nguyên khoáng sản
- Nhiều danh lam thắm cảnh đẹp ,nghỉ dưỡng, du lịch.
Kiểm tra bài cũ:(5phút )
H: Nêu giá trị kinh tế của miền núi đối với xã hội loài người ?

Yêu cầu HS n/c thông tin trong (SGK) thảo luận nhóm ghi vào phiếu theo nội dung:
- Độ cao
- Đặc điểm hình thái
- Khu vực nối tiếng
- Giá trị kinh tế.
+ Nhóm 1: n/c cao nguyên
+ Nhóm 2: n/c bình nguyên
+ Nhóm 3: n/c đồi
4. Bình nguyên (đồng bằng) và cao nguyên

4. Củng cố (2phút )
Giáo viên đưa bảng phụ
Nhận xét khái quát về các dạng địa hình
5. HDVN: 3phút )
Học bài cũ, trả lời câu hỏi: 1, 2, 3 (SGK).
Trước các bài : Từ bài 1 -> 13.
TIẾT 20 – BÀI 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN

Đáp án :- Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng, màu mỡ.
- Độ cao tuyệt đối từ 200m -> 500m
- Thuận lợi trồng cây nông nghiệp, lương thực, thực phẩm
Dân cư tập trung đông đúc.
Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
Kiểm tra bài (5phút )
Hỏi : Đặc điểm địa hình đồng bằng và cho VD?

Yêu cầu HS n/c TT (SGK) cho biết
? Khoáng sản là gì.

- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
- Những nơi tập trung nhiều khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
1. Các loại khoáng sản:
a. Khoáng sản:

? Khoáng sản trong tự nhiên được phân làm mấy loại.
-Xác định trên bản đồ việt nam 3nhóm khoáng sản trên?
- Khoáng sản được phân ra làm 3 loại:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu)
+ Khoáng sản kim loại
+ Khoáng sản phi kim loại
b. Phân loại khoáng sản:

Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết:
? Thế nào là mỏ nội sinh.
? Thế nào là mỏ ngoại sinh.
- Dựa vào bản đồ việt nam đọc tên và chỉ một số khoáng sản chính ?
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:

a. Mỏ nội sinh:
- Là khoáng sản được hình thành do mắcma.
- Được đưa lên gần mặt đất.
VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc…
 
b. Mỏ ngoại sinh:
- Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng (thung lũng).
4- Củng cố (3phút )
- Khoáng sản là gì?
- Khoáng sản được phân thành mấy loại
5. HDVN:(1phút )
- Học bài cũ và trả lời câu: 1, 2, 3 (SGK)
- Đọc trước bài 16. (Giờ sau học


TIẾT 21 – BÀI 16 : THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN

Đáp án:
- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Là những nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác.


Kiểm tra bài cũ(5phút )
Hỏi: Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là mỏ khoáng sản?


Yêu cầu HS đọc bảng tra cứu thuật ngữ (SGK-85) cho biết:
? Thế nào là đường đồng mức.

- Là đường đồng nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển lại với nhau.
a) Đường đồng mức
b) Hình dạng địa hình được biết là do các điểm có độ cao sẽ nằm cùng trên 1 đường đồng mức,biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình ,độ dốc ,hướng nghiêng

? Tại sao dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình.

Yêu cầu HS dựa vào Hình 44 (SGK) cho biết:
? Hướng của đỉnh núi A1 A2.
(HS: Từ tây sang Đông)
? Sự chênh lệch độ cao của các đường đồng mức là bao nhiêu ?
* Bài tập 2.

a) - Từ A1  A2: hướng từ tây sang đông
 
b) Khoảng cách giữa các đường đồng mức là 100 m.
 
 
*Hoạt động nhóm: 4 Nhóm
-GV: Xác định độ cao của A1,A2,B1,B2,B3?
- HS: thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5ph)
- HS thảo luận trước toàn lớp
- Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau, GV chốt lại kiến thức đúng.
c) - A1 = 900 m, A2 = 700 m
- B1= 500 m, B2= 600 m, B3 = 500 m
- Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1A2 ?
(gợi ý đo khoảng cách giữa A1-A2 trên lược đồ H44 đo được 7,5cm. Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ là 1:100000
tính k/c thực tế từ A1A2 ?
d. Tính khoảng cách đường chim bay từ đỉnh A1-A2 là:
7,5 . 100000 =750000cm = 7500m
e) - Sườn Tây dốc.
- Sườn Đông thoải hơn

4- Củng cố : (3phút )
-GV nhân xét và đánh giá lại các bài tập thực hành

5- HDVN: (1phút)
- Đọc trước bài 17.

Quan sát sườn Đông và Tây của núi A1 xem sườn bên nào dốc hơn?

TIẾT 22 – BÀI 17 : LỚP VỎ KHÍ

GV: quan sát H45 (SGK) cho biết:
? Các thành phần của không khí ? Tỉ lệ ?
? Nêu vai trò của lượng hơi nước trong không khí.
 
1- Thành phần của không khí

- Thành phần của không khí gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
-Lượng hơi nước sinh ra mây, mưa...
 
- HS quan sát H 46 (SGk) tranh cho biết :
? Lớp vỏ khí gồm những tầng nào.
? Vai trò của từng tầng.
2- Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển)

* Các tầng khí quyển:
- Tầng đối lưu: 016km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ K.khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(TB lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C )
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,....
-Tầng bình lưu: 16  80km có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
- Các tầng cao của khí quyển >80 km không khí rất loãng.
GV: yêu cầu HS đọc TT (SGK) cho biết: 
? Nguyên nhân hình thành các khối khí ?
(HS :Do tiếp xúc với lục địa hay đại dương )
? Q.sát bảng các khối khí cho biết : Các khối khí nóng, lạnh, đại dương, lục địa được hình thành ở đâu ? Nêu tính chất của mỗi loại ?
- HS: dựa vào bảng nêu
-GV yêu cầu học SGK/54.
 
3- Các khối khí.

( Học SGK/54)
 -Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua.
4- Củng cố (3phút )
- Thành phần của không khí?
- Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng?
- Dựa vào đâu người ta chia ra thành 4 khối khí khác nhau?
5- HDVN : (1phút):Học bài theo câu hỏi SGK, làm bài tập trong vở bài tập.
TIẾT 24 và 24 – BÀI 18 : THỜI TIẾT KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Phân tích và trình bày khái niệm : Thời tiết và khí hậu.
- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Biết nhiệt độ không khí nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí.
2.Kĩ năng: Biết q.sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương trong một ngày hoặc vài ngày qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh/ thành phố.
- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày tháng,năm của một địa phương
- Đọc biểu đồ nhiệt độ rút ra n.xét về nhiệt độ của một địa phương.
3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II.Chuẩn bị :
1.GV: Nhiệt kế
2.HS: SGK
1. Khí hậu và Thời tiết
a) Thời tiết.
GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) và cho biết:
? Thời tiết là gì .
- Đặc điểm chung của thời tiết là?
a) Thời tiết.
- Là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.
- Thời tiết luôn thay đổi.
- Trong 1 ngày có khi thời tiết thay đổi đến mấy lần.
b) Khí hậu.
? Khí hậu là gì.
-Thời tiết khác khí hậu như thế nào ?
- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian d�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phan thị luyến
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)