Áp dụng BDTD vào dạy học môn Sử- Địa

Chia sẻ bởi Đàm Văn Viết | Ngày 05/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Áp dụng BDTD vào dạy học môn Sử- Địa thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

NHiệt liệt chào mừng

Giáo viên : Tạ đức thức
Trường THCS THái an
Năm học 2012 - 2013
CHUYÊN ĐỀ
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

2. Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ
3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ
4. Sử dụng BĐTD trong việc dạy bài mới
5. Sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức
6. Sử dụng BĐTD để ra bài tập về nhà
7. Bản đồ tư duy cho tiết ôn tập
8. Hướng dẫn sử dụng BĐTD với khối 6
1. Chuẩn bị
9. Cấu trúc một số bản đồ tư duy lịch sử, địa lý
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

1. Chuẩn bị
2. Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ
a. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy
Bước 1: Chọn từ trung tâm
Bước 2: xác định các nhánh cấp 1
Bước 3 xác định các nhánh cấp 2 theo từng nhánh cấp 1

b. Những lưu ý học sinh khi sử dụng sơ đồ tư duy
- Màu sắc có tác dụng kích thích bộ não như hình ảnh. Tuy nhiên, học sinh cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Học sinh có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.
- Nếu học sinh thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, thì học sinh có thể gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó – rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

b. Những lưu ý học sinh khi sử dụng sơ đồ tư duy
- Khi học sinh sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
- Nếu trên mỗi nhánh học sinh viết đầy đủ cả câu thì như vậy học sinh sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của học sinh sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, trên mỗi nhánh học sinh chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, học sinh sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của học sinh sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh.
- Giáo viên nên thường xuyên cho học sinh sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong môn học lịch sử, địa lý đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi (dù là thi , học , đều sử dụng tốt). Sơ đồ tư duy cũng giúp các học sinh và các thầy cô tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều.
2. Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ
a. Hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy
Bước 1: Chọn từ trung tâm
Bước 2: xác định các nhánh cấp 1
Bước 3 xác định các nhánh cấp 2 theo từng nhánh cấp 1

GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

c.Ví dụ cụ thể
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

Chủ đề nằm ở chính giữa, có thể viết tên hoặc vẽ 1 hình ảnh thể hiện chủ đề của bản đồ tư duy. (Tên của chủ đề có thể là tên 1 đề mục, tên bài học).
Từ trung tâm của bản đồ tư duy vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện 1 nội dung chính của chủ đề (Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để dễ nhớ các nội dung bài học).
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ thể hiện các đặc điểm của nhánh chính.
c.Ví dụ cụ thể
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

Sau khi giới thiệu về BĐTD, GV yêu cầu HS trình bày các kiến thức được thể hiện trên bản đồ tư duy bằng lời cho cả lớp cùng nghe.
Trong những giờ dạy tiếp theo, GV sử dụng phương pháp đàm thoại để HS cùng tham gia vẽ BĐTD. Lúc đầu có thể dùng các cụm từ ngắn để mô tả đặc điểm, ví dụ : phân loại núi theo tuổi thì có 2 loại núi là núi già và núi trẻ. Núi già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng. Núi trẻ có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
c.Ví dụ cụ thể
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

Sau khi HS dùng lời để mô tả đặc điểm của đối tượng, GV khuyến khích các em sử dụng hình ảnh để thể hiện đặc điểm của đối tượng, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của HS và giúp các em dễ nhớ bài học, ví dụ :
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ .
Vì thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 - 7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh…để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tuỳ vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng BĐTD vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ được giáo viên đưa ra ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm.
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ .
Ví dụ : kiểm tra bài cũ khi dạy bài 14 môn địa 9
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ .
Ví dụ : kiểm tra bài cũ khi dạy bài 14 môn địa 9
Ví dụ : dạy bài 5 kiểm tra ở bài 4 sử 6
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

4. Sử dụng BĐTD trong việc dạy bài mới
- Giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằng một hình vẽ bất kì trên bảng của lớp mà không ghi bài theo kiểu cũ và giáo viên cho học sinh ngồi theo nhóm thảo luận sơ đồ tư duy của mỗi học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà để đối chiếu với sơ đồ tư duy của các bạn trong nhóm.
- Giáo viên đặt câu hỏi chủ đề nội dung chính hôm nay có mấy nhánh lớn cấp số 1 và gọi học sinh học sinh lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề chia thành các nhánh lớn trên bảng có ghi chú thích tên từng nhánh lớn.
- Sau khi học sinh vẽ xong các nhánh lớn cấp số 1, giáo viên đặt câu hỏi tiếp ở nhánh thứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2... tương tự học sinh đã hoàn thành nội dung sơ đồ tư duy của bài học mới ngay tại lớp. Học sinh tự chỉnh sửa điều chỉnh bổ sung những phần còn thiếu vào sơ đồ tư duy của từng cá nhân.
- Để minh họa cho sơ đồ tư duy giáo viên sẽ cho học sinh xem những hình ảnh , đoạn phim ngắn minh họa cho rõ ý hơn của từng nhánh cấp độ 1, cấp độ 2 ... Khi cho học sinh xem hình ảnh và phim minh họa giáo viên phải giáo dục tư tưởng tình cảm học sinh khi có liên quan đến phần tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đến lịch sử địa phương của huyện theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tài liệu Địa lý địa phương của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đã phổ biến đến giáo viên.
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

5. Sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức.
Sử dụng BĐTD để củng cố kiến thức bài học là vệc làm rất có hiệu quả. Giáo viên sử dụng BĐTD để thể hiện lại những nội dung cơ bản của bài học, tránh bị bỏ sót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm.
Học sinh sử dụng BĐTD để thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời là một kênh thông tin phản hồi mà qua đó giáo viên có thể đánh giá nhận thức của học sinh, định hướng cho từng học sinh và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt của mình cho phù hợp
- Phù hợp với mục đích củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là điền thông tin còn thiếu vào BĐTD. Các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học.
Ví dụ : Mục IV bài 23 sử 9
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

6. Sử dụng BĐTD để ra bài tập về nhà
Vì làm bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệu nên bài tập về nhà mà giáo viên giao cho học sinh (hoặc nhóm học sinh) trước hết phải gắn với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép (trình độ học sinh, thời gian, kinh tế…). Yêu cầu đối với bài về nhà cũng cần khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tư lớn hơn (cả kênh chữ, kênh hình, màu sắc, lượng thông tin…), qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực tìm kiếm tài liệu học tập của học sinh. Bài tập về nhà nên thiên về tính mở nên giáo viên cần định hướng cho học sinh cách tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu, đặc biệt là từ mạng Internet bằng cách cung cấp cho học sinh một số trang web thông dụng và chuẩn xác.
Vẽ BĐTD bài 12- sử 9
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

7. Bản đồ tư duy cho tiết ôn tập
Giờ học ôn tập là một giờ học khó bởi lượng kiến thức nhiều làm sao để ôn lại một cách có hệ thống, ngắn gọn và dễ hiểu là một điều không đơn giản. những bài ôn tập thường không có kiến thức mới nên không thu hút được sự yêu thích khám phá của học sinh, kể cả giáo viên cũng rất ngại với những giờ học ôn tập vì thường giáo viên phải làm việc rất nhiều và nếu thiết kế không khéo những bài ôn tập thường rất buồn và nặng điều này dễ gây nên sự ‘‘học cho qua’’ như vậy chất lượng của giờ học là không cao.
Ví dụ : ôn tập bài 11 sử 7
Ví dụ : ôn tập bài 14 sử 7
Ví dụ : ôn tập Địa lý 9
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

a. Hướng dẫn HS sử dụng BĐTD vẽ sẵn để tổng kết bài học
- Để rèn luyện kĩ năng vẽ BĐTD khi HS vẽ chưa thật sự thành thạo, GV nên sử dụng các BĐTD vẽ sẵn để tổng kết bài học và yêu cầu HS trình bày lại toàn bộ nội dung của bài học. Ví dụ BĐTD tổng kết bài 4 : Các quốc gia cổ đại phương đông
- GV hướng dẫn HS trình tự thuyết trình BĐTD như sau : Nội dung chính của bài học nằm ở trung tâm của BĐTD. Các ý trình bày được phát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá của BĐTD. HS chọn thứ tự các ý để trình bày theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Trong quá trình HS trình bày, GV nên khích lệ HS đề xuất để mở rộng nội dung của BĐTD.
- Với đối tượng HS giỏi, GV có thể dùng BĐTD có những nội dung chưa hợp lí (thiếu nội dung chính, diễn đạt quá dài dòng, vẽ hình minh họa quá phức tạp hoặc không liên quan tới nội dung cần thể hiện,...) và yêu cầu HS phát hiện lỗi và chỉnh sửa lại cho hợp lí.
- Dùng BĐTD vẽ sẵn giúp HS nhanh chóng nhớ được cách vẽ BĐTD và nâng cao khả năng thuyết trình nội dung đã học trước cả lớp.
8. Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy vơí khối 6
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

8. hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy vơí khối 6
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

8. hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy vơí khối 6
b. Hướng dẫn HS hoàn thành BĐTD khuyết thiếu để tổng kết bài học
Khi HS đã có kĩ năng vẽ BĐTD, GV thiết kế các BĐTD khuyết thiếu để yêu cầu HS tổng kết bài học, ví dụ : BĐTD tổng kết bài 22 - Các đới khí hậu trên Trái Đất (Địa lí lớp 6).
9. Cấu trúc một số bản đồ tư duy lịch sử, địa lý
9. Cấu trúc một số bản đồ tư duy lịch sử, địa lý
9. Cấu trúc một số bản đồ tư duy lịch sử, địa lý
GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

1. Tùy vào nội dung của từng bài, từng tiết học và đặc biệt là đặc điểm của lớp học mà giáo viên thiết kế bài giảng bằng bản đồ tư duy.
2. Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học cần phải chuẩn bị câu hỏi với nhiều cấp độ khác nhau.
3.Cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong tiết học giúp học sinh ít bị nhàm chán và có thể tự tin hơn phát triển tư duy của mình.
4.Hướng dẫn học sinh cách đọc bản đồ. ()
5. Tổ chức vẽ theo nhóm trong đó có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
6. Chấm điểm tốt, động viên khuyến khích, các bản đồ có chất lượng tốt, gợi ý điều chỉnh các bản đồ chưa đạt yêu cầu.
7. Luôn tìm tòi , sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tìm kiếm và thiết kế các tiết dạy cùng với tranh ảnh, tư liệu minh họa chính xác phù hợp với nội dung bài. Phải thật sự quan tâm, động viên, yêu thương giúp đỡ các em, giúp các em có niềm tin về bản thân trong học tập. 8. Khi gọi học sinh trình bày chú ý câu hỏi căn cứ theo nội dung tư duy của các em.
9. Kết hợp với giáo viên giảng dạy Mĩ thuật để chuẩn bị thiết bị vẽ BĐTD

Những chú ý khi sử dụng BĐTD
Bản đồ tư duy - Môn Địa LÍ 8
ÔN TẬP ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Giáo viên : Tạ Đức Thức
Đơn vị : Trường THCS Thái An
Bản đồ tý duy - Môn Địa Lí 8
ÔN TẬP KHÍ HẬU ViỆT NAM
Họ và tên : Giang Thùy Nga
Đơn vị :Lớp 8: Trường THCS Thái An
NHiệt liệt chào mừng

Giáo viên : Tạ đức thức
Trường THCS THái an
Năm học 2012 - 2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Văn Viết
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)