AN.KN-PP. Giáo dục Âm nhạc Mẫu giáo
Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành |
Ngày 05/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: AN.KN-PP. Giáo dục Âm nhạc Mẫu giáo thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Một số giải pháp thực hiện chương trình,
đổi mới hình thức Giáo dục Âm nhạc ở độ tuổi Mẫu giáo.
- Đặng Đăng Phước – Trường Trung cấp sư phạm Mầm non Đắk Lắk
- Lê Thị Hà – Trường Mầm non Tân Lợi – TP.Buôn Ma Thuột
08/2009
1. Tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện cho trẻ.
Môi trường học tập của trẻ có vị trí khá quan trọng trong việc tạo tâm thế học tập cho trẻ. Môi trường học tập gồm có: Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến môi trường bên trong lớp học. Môi trường bên trong lớp học để đáp ứng được yêu cầu cho trẻ học tập cần phải có các điều kiện sau:
Một là, GV cần bố trí một cách khoa học nhằm tận dụng tốt nhất diện tích phòng học đồng thời chú ý sắp xếp các học cụ, để tạo môi trường học thân thiện, thoải mái cho trẻ.
Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc nói riêng hay các hoạt động khác theo một chủ điểm nhất định. Chẳng hạn, chủ điểm “Tết và mùa Xuân” với hoạt động rèn kỹ năng hát, múa minh họa thì cần chú ý trang trí lớp học cho thật sinh động theo chủ điểm giáo dục. Ngoài ra, khi tổ chức hoạt động âm nhạc cần bố trí đội hình hợp lý để tận dụng hết không gian lớp học đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các trẻ trong lớp quan sát GV một cách tốt nhất nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực.
Hai là, GV nhất thiết phải gần gũi trẻ, tạo môi trường giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ thật thân thiện để trẻ luôn có cảm giác an toàn, thoải mái trong bộc lộ cảm xúc, có như thế mới phát huy hết tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ.
Ba là, GV Chú ý theo dõi một cách thường xuyên cảm giác nhịp điệu, khả năng thẩm âm, khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh, sửa sai cho trẻ kịp thời. Nên bố trí những trẻ yếu về khả năng hoạt động âm nhạc ngồi các vị trí thuận lợi (gần GV hoặc gần các trẻ có năng khiếu tốt) để trẻ có cơ hội tiếp xúc, học tập.
Bốn là, bản thân GV cần thường xuyên rèn luyện các kỹ năng âm nhạc (Hát, múa, đàn...) một cách thành thạo để khi tổ chức các hoạt động âm nhạc có thể làm chủ được mọi tình huống đồng thời xử lý các yêu cầu của hoạt động âm nhạc một cách chính xác đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho trẻ.
2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ:
So với các bậc học khác, ở bậc học mầm non lượng kiến thức truyền thụ cho trẻ không có gì phức tạp lắm. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất của các GV mầm non là nghệ thuật thu hút sự chú ý của trẻ. Vì thế có thể nói rằng tiết học nào thu hút được sự chú ý của trẻ tức là tiết học đó đã thành công được 50%. GV cần chú ý thiết kế phần trò chuyện một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ sau đó dẫn dắt thật khéo léo để vào bài một cách nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái, gần gũi, thân thiện trong lớp học. Trong quá trình tổ chức tiết học luôn tạo những tình huống có vấn đề hoặc dùng lời dẫn dắt cho trẻ hoạt động để trẻ tuy học nhưng có cảm giác như không học (Cảm giác đang chơi).
Ví dụ: chủ điểm “Thế giới Động Vật” khi dạy với đề tài: “Rửa mặt như mèo” – Hàn Ngọc Bích, GV hóa trang và đóng vai chú mèo lười đồng thời sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp với nhân vật để gây sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ sau đó dùng tình huống để dẫn dắt giới thiệu bài. Trẻ sẽ rất thú vị khi được tiếp xúc với nhưng nhân vật, tình huống ngộ nghĩnh. Tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ trong những câu chuyện, tình huống... do cô đem lại sẽ kích thích trẻ hào hứng, say mê trong khi học.
Ngoài ra, khi tổ chức các hoạt động âm nhạc, GV nhất thiết phải dựa vào hoạt động trọng tâm. Thời lượng cho hoạt động trọng tâm chiếm khoảng từ 45% đến 50% thời lượng của tiết học theo độ tuổi.
3. Sử dụng các loại nhạc cụ - Học cụ thu hút sự chú ý của trẻ:
Trong quá trình dạy học môn âm nhạc ngoài việc tạo môi trường học tập thân thiện cho trẻ, GV cần chuẩn bị tốt đồ dùng (phục trang, đạo cụ, học cụ, nhạc cụ...) để giúp cho tiết học âm nhạc đạt hiệu quả. Để trẻ thích thú trong tiết học âm nhạc
đổi mới hình thức Giáo dục Âm nhạc ở độ tuổi Mẫu giáo.
- Đặng Đăng Phước – Trường Trung cấp sư phạm Mầm non Đắk Lắk
- Lê Thị Hà – Trường Mầm non Tân Lợi – TP.Buôn Ma Thuột
08/2009
1. Tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện cho trẻ.
Môi trường học tập của trẻ có vị trí khá quan trọng trong việc tạo tâm thế học tập cho trẻ. Môi trường học tập gồm có: Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến môi trường bên trong lớp học. Môi trường bên trong lớp học để đáp ứng được yêu cầu cho trẻ học tập cần phải có các điều kiện sau:
Một là, GV cần bố trí một cách khoa học nhằm tận dụng tốt nhất diện tích phòng học đồng thời chú ý sắp xếp các học cụ, để tạo môi trường học thân thiện, thoải mái cho trẻ.
Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc nói riêng hay các hoạt động khác theo một chủ điểm nhất định. Chẳng hạn, chủ điểm “Tết và mùa Xuân” với hoạt động rèn kỹ năng hát, múa minh họa thì cần chú ý trang trí lớp học cho thật sinh động theo chủ điểm giáo dục. Ngoài ra, khi tổ chức hoạt động âm nhạc cần bố trí đội hình hợp lý để tận dụng hết không gian lớp học đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các trẻ trong lớp quan sát GV một cách tốt nhất nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực.
Hai là, GV nhất thiết phải gần gũi trẻ, tạo môi trường giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ thật thân thiện để trẻ luôn có cảm giác an toàn, thoải mái trong bộc lộ cảm xúc, có như thế mới phát huy hết tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ.
Ba là, GV Chú ý theo dõi một cách thường xuyên cảm giác nhịp điệu, khả năng thẩm âm, khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh, sửa sai cho trẻ kịp thời. Nên bố trí những trẻ yếu về khả năng hoạt động âm nhạc ngồi các vị trí thuận lợi (gần GV hoặc gần các trẻ có năng khiếu tốt) để trẻ có cơ hội tiếp xúc, học tập.
Bốn là, bản thân GV cần thường xuyên rèn luyện các kỹ năng âm nhạc (Hát, múa, đàn...) một cách thành thạo để khi tổ chức các hoạt động âm nhạc có thể làm chủ được mọi tình huống đồng thời xử lý các yêu cầu của hoạt động âm nhạc một cách chính xác đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho trẻ.
2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ:
So với các bậc học khác, ở bậc học mầm non lượng kiến thức truyền thụ cho trẻ không có gì phức tạp lắm. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất của các GV mầm non là nghệ thuật thu hút sự chú ý của trẻ. Vì thế có thể nói rằng tiết học nào thu hút được sự chú ý của trẻ tức là tiết học đó đã thành công được 50%. GV cần chú ý thiết kế phần trò chuyện một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ sau đó dẫn dắt thật khéo léo để vào bài một cách nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái, gần gũi, thân thiện trong lớp học. Trong quá trình tổ chức tiết học luôn tạo những tình huống có vấn đề hoặc dùng lời dẫn dắt cho trẻ hoạt động để trẻ tuy học nhưng có cảm giác như không học (Cảm giác đang chơi).
Ví dụ: chủ điểm “Thế giới Động Vật” khi dạy với đề tài: “Rửa mặt như mèo” – Hàn Ngọc Bích, GV hóa trang và đóng vai chú mèo lười đồng thời sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp với nhân vật để gây sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ sau đó dùng tình huống để dẫn dắt giới thiệu bài. Trẻ sẽ rất thú vị khi được tiếp xúc với nhưng nhân vật, tình huống ngộ nghĩnh. Tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ trong những câu chuyện, tình huống... do cô đem lại sẽ kích thích trẻ hào hứng, say mê trong khi học.
Ngoài ra, khi tổ chức các hoạt động âm nhạc, GV nhất thiết phải dựa vào hoạt động trọng tâm. Thời lượng cho hoạt động trọng tâm chiếm khoảng từ 45% đến 50% thời lượng của tiết học theo độ tuổi.
3. Sử dụng các loại nhạc cụ - Học cụ thu hút sự chú ý của trẻ:
Trong quá trình dạy học môn âm nhạc ngoài việc tạo môi trường học tập thân thiện cho trẻ, GV cần chuẩn bị tốt đồ dùng (phục trang, đạo cụ, học cụ, nhạc cụ...) để giúp cho tiết học âm nhạc đạt hiệu quả. Để trẻ thích thú trong tiết học âm nhạc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: 91,52KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)