ấn giáo

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Kiểu | Ngày 05/05/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: ấn giáo thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

BÀI BÁO CÁO

Ấn giáo ở Đông Nam Á
Nhóm 2:
Võ Thanh Điền 6060780
Bùi Anh Đào 6060778
Nguyễn Thị Kim Dung 6060775
Nguyễn Thị Xuân Diệu 6060774
Kim Thị Thanh Dân 6060773
Nguồn gốc Ấn giáo
Có nguồn gốc từ Ấn Độ, có thánh địa là thành phố Benares trên lưu vực sông Hằng. Sông Hằng là dòng sông thánh của đạo Ấn và là nơi tập trung nhiều sinh hoạt của người Ấn.
Ấn giáo ( Hinduism ),là tôn giáo xây dựng trên nền tảng tư tưởng “veda”, và các chú giải về Hindu giáo vào khoảng năm 1500 đến 500 TCN. Mặc dù đạo thờ đa thần nhưng niềm tin vào Brahman (Đấng Sáng tạo) cùng hai hiện thân sóng đôi - Vishnu (Đấng Bảo vệ), Shiva (Đấng Hủy diệt) vẫn là sợi dây độc thần xuyên suốt, tin vào quyền lực siêu nhiên vận hành vũ trụ, tin vào luật nhân quả, luân hồi.
Người Ấn đã tạo dựng một xã hội phân chia giai cấp chặt chẽ và bền vững nhất trong xã hội loài người ( gồm 4 giai cấp chính: Tiện dân, thứ dân, quý tộc, tăng lữ . Không thể kết hôn với người khác giai cấp ).
Ấn giáo phổ biến sang Đông Nam Á
Hinđu giáo đã được truyền bá vào Đông Nam Á ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các tôn giáo Ấn Độ truyền bá tới Đông Nam Á theo hai con đường ,đường thủy và đường bộ: Một đường từ bờ biển Coromandel Ấn Độ theo qua eo biển Malacca tới quần đảo Mã Lai ,một con đương khác là Át Xan tiến vào Myanma ,rồi từ Myanma truyền vào lưu vực sông Mê Công đến Chân Lạp và Chăm Pa.
Những quốc gia như: Chăm Pa, Phù Nam, Chân Lạp, Trung Java, Mianmar, Malaixia, trước đây đều theo đạo Ấn.

Hơn 1.500 năm trước, đạo Hindu (Ấn giáo) từ Ấn Độ cùng với những kiến thức thiên văn học, hàng hải, điêu khắc... du nhập vào đảo Java và nhanh chóng được tầng lớp quý tộc tiếp nhận, kết hợp với văn hóa bản địa tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật Java rực rỡ. Đến thế kỷ XIV, Java bị một nhà nước đạo Hồi thâu tóm, toàn bộ tầng lớp quý tộc Ấn giáo bỏ trốn đến Bali.
 
Ảnh hưởng của Ấn giáo
Văn hóa: Người ta thờ thần Bra-ma (thần Sáng tạo), Vi-snu (thần Bảo hộ) và Si-va (thần Huỷ diệt).
Ảnh hưởng đến văn học dân gian của một số nước như: Thái Lan, Campuchia.VD: Sử thi Ramayana là một bộ sử thi dài 48 ngàn câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á như tác phẩm Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.
Các lễ hội như:Lễ hội Thaipusam du nhập đến Malaysia qua những người Ấn Độ nhập cư, những người đã di cư đến các quốc gia thuộc Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 19.

 Kiến trúc, nghệ thuật:
Nghệ thuật truyền thống Phù Nam - Chân Lạp kết hợp đã tạo nên một số tượng thờ bằng đá chủ yếu là hình tượng những thần Ấn giáo như Visnu, Brahma, Krixna, Siva… (Vishnu, Krisna, Shiva...) vào loại đẹp của thế giới.
Cùng thời với quốc gia cổ Chân Lạp, vương quốc Trung Java nổi lên. Năm 770, Vương triều Xailenđra (Sailendra) bắt đầu xây dựng những ngôi đền Ấn giáo, Phật giáo bằng đá tuyệt vời mà đỉnh cao là hai phức hợp kiến trúc tượng trưng đồ sộ: đền Phật giáo Mahayana Bôrôbuđua (Mahayana Borobudur; năm 800) và đền Ấn giáo Lara Jonggrang ở Prambanang (Lara Jonggrang, Prambanang; 900 - 930). Những công trình này được trang trí hàng loạt tượng tròn phong cách hoàn hảo và độc đáo, có thể sau này đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Khơ Me (Kh’mer) của Cămpuchia.
Vào thế kỉ 11, vua Myanma là Ananratha (Ananratha) dùng các thầy tu và nghệ nhân người Môn (Mon) xây dựng Pagan (Pagan) thành một đô thị với nhiều kiến trúc gạch dựa trên trang thức Ấn Độ, ngày nay vẫn là một trong những địa danh gây ấn tượng nhất Châu Á.
Ở Myanma và Thái Lan, phần lớn những tu viện, đền chùa thời trung cổ muộn tại các thành phố lớn như Rangun, Manđalay, Băngkôc (Rangoon, Manđalay, Bangkok)... đều ảnh hưởng nghệ thuật Ấn Độ. Những tư viện, đền chùa đó cũng như xtupa That Luông (That Luong) đẹp nhất còn lại của Lào do tu tạo nhiều lần nên khó nhận ra những nét đặc trưng của nghệ thuật thời ấy.
Ở Việt Nam, vào thế kỉ 4 sCn., vương quốc Chămpa xây dựng quần thể kiến trúc (đền tháp, bia, lâu đài, thành quách...) ở Mỹ Sơn, nơi ngày nay còn nhiều di tích đền đài rất đẹp .
Campuchia: Ăngko Vat (Angkor Vat) do vua Xuryavacman II (Suryavarman II) xây dựng vào nửa đầu thế kỉ 12.
Ngày nay, Ấn giáo không còn phổ biến ở Đông Nam Á.Thay vào đó là sự tồn tại, phát triển của các tôn giáo khác như: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo,…
Chỉ còn phổ biến ở Malaixia ( 6,7% dân số theo đạo Ấn).
Nền văn hóa, triết học tôn giáo Hindu Java vốn đã vô cùng phong phú khi đến Bali lại kết hợp được với tín ngưỡng đa thần giáo và trở nên hết sức độc đáo, là nền tảng, nguồn cảm hứng của nhiều loại hình nghệ thuật ở đây.
Xin cảm ơn thầy & các bạn đã chú ý theo dõi!
Giai đoạn Vệ Ðà gắn liền với sự xâm nhập của người A Ry An vào vùng đất Ấn, họ đã có sản phẩm tinh thần là các bộ kinh Vệ Ðà viết bằng tiếng Phạn, nó gồm có 4 bộ :
Rig Vệ Ðà : Nội dung ca tụng các thần linh.
Ya Juna Vệ Ðà : Tập hợp các nghi thức lễ và tế tự.
Sa Ma Vệ Ðà : Gồm những khúc ca cầu nguyện.
Ác Tha Va Vệ Ðà : Sưu tập những câu phù chú.
Mỗi Vệ Ðà có 3 phần:
Mantra: Ca tụng
Brahmana: Nghi thức
Sutra: Giáo điều
Đô thị cổ Pagan
Tháp Chàm
Vishnu ( Thần Bảo Hộ )
Brahma (Thần Sáng Tạo)
Bản đồ tôn giáo Đông Nam Á
Các thầy mo đang hành lễ trong lễ hội Thaipusam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Kiểu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)