Am nhac: ông cháu

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thùy Nhung | Ngày 05/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: am nhac: ông cháu thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động âm nhạc
Đề tài: Dạy cháu gõ theo tiết tấu phối hợp bài “ Ông cháu”
Nội dung trọng tâm: Gõ theo tiết tấu phối hợp
Nội dung kết hợp: Nghe hát: Ru con
Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát

I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gõ theo tiết tấu phối hợp 1 – 1,2,3
2. Kỷ năng:
- Trẻ vỗ tay đúng với tiết tấu ( 1 phách mạnh và ba phách nhẹ) và phù hợp với nhạc
- Phát triển khả năng cảm nhận âm nhạc khi nghe hát
- Phát triển khả năng nghe và đoán đúng tên bài hát qua trò chơi :Nghe giai điệu đoán tên bài hát
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ biết yêu thương và kính trọng những người thân trong họ hàng trong
- Cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát “ Ông cháu; Ru con”
II/ Chuẩn bị: Đồ dùng như: Nhạc nền bài hát Ông cháu, Ru con
Slide hình ảnh ông cháu, hình ảnh mẹ ru con
Nhạc cũ để trẻ gõ: Trống, xắc xô, phách gỗ
Tích hợp: Môi trường xung quanh, thơ “ Thương ông”, Thơ “ Giữa vòng gió thơm”
Lồng ghép vệ sinh môi trường
III/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động cô
Hoạt động trẻ

Hoạt động 1: Ổn định trò chuyện
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Giữa vòng gió thơm”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài hát nhắc đến ai?
- Thế ngoài bà ra họ hàng bên nội và bên ngoại của các con còn có ai nữa?
- Giáo dục: Với những người thân trong họ hàng các con phải như thế nào?
- Còn mọi người sống với nhau trong một ngôi nhà thì phải làm gì để ngôi nhà của mình luôn sạch và đẹp?

Hoạt động 2: Dạy cháu gõ theo tiết tấu phối hợp bài hát “ Ông cháu”
* Giới thiệu: Cho trẻ xem hình ảnh ông và cháu
- Cô có hình ảnh gì đây?
- Đúng rồi. Thế ông đang làm gì?
- Các con thấy gương mặt của ông như thế nào?
- Hình ảnh này có trong nội dung bài hát nào các con đã được làm quen?
- Bài hát “ Ông cháu” do ai sáng tác?

- Đúng rồi! Cô mời cả lớp hát cùng cô nào!
- Các con biết không bài hát này khi hát đã hay rồi mà mà gõ theo tiết tấu phối hợp càng hay hơn nữa. Hôm nay cô sẽ dạy lớp mình gõ theo tiết tấu phối hợp bài hát này nhé!
* Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp: 1- 1,2,3
- Cô vừa hát vừa vỗ tay cho trẻ xem

- Cô giải thích: Các con sẽ vỗ tay theo tiết tấu 1- 1,2,3. Các con cùng vỗ với cô nào!
- Bây giờ cô mời các con cùng hát và vỗ tay theo tiết tấu phối hợp nhé!
( Cho trẻ đọc thơ “ Thương ông” và đi lấy nhạc cụ)
- Cô cho cả lớp vỗ tay 2- 3 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân lên thực hiện
- Lớp mình vừa gõ theo tiết tấu gì?
- Mời cả lớp cùng làm lại
- Cho trẻ đọc đồng dao “ Gánh gánh gồng gồng” và đi cất nhạc cụ.
Hoạt động 3:Nghe hát “Ru con”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “Mẹ ru con”
- Đây là hình ảnh gì?
- Cho trẻ phát âm từ “ Mẹ ru con”
- Đúng rồi! Vì bố đi đánh giặt một mình mẹ ở nhà chăm con và ru con ngủ. Hằng ngày người mẹ ở nhà ru con và nhớ về người chồng ở xa của mình. Đó cũng chính là nội dung của bài hát “ Ru con”, dân ca nam bộ mà ngay sau đây cô sẽ hát cho các con nghe nhé!
- Cô hát lần 1:
- Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
- Dân ca vùng nào?
- Trong bài hát người mẹ làm gì?
- Người mẹ chăm sóc con khi người bố đi vắng. Các con may mán hơn vì được sống trong tình yêu thương của ba mẹ nên các con phải hiếu thảo, yêu thương và kính trọng ba mẹ mình.
- Cô hát lần 2: Múa minh họa cùng trẻ
- Lần 3: Cho trẻ nghe giai điệu
Hoạt động 4: Trò chơi “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
- Cách chơi: Cô cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thùy Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)