Aaq
Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Vy |
Ngày 05/10/2018 |
154
Chia sẻ tài liệu: aaq thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn phân tích bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. Bài làm văn của một bạn học sinh lớp 8 chuyên Quốc Học Huế (Giải nhất cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố).
Bài làm
Tế Hanh là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông từ lúc tóc còn xanh cho tới khi đầu bạc! Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, chân chất và dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình một tình yêu thiết tha, sâu nặng.
Bài thơ Quê hương sáng tác năm 1938, khi tác giả mới tròn mười bảy tuổi, đang theo học trung học ở Huế. Bài thơ là nỗi nhớ, là tình yêu nồng nàn đối với quê hương. Từ những dòng thơ đầu, bằng lời kể mộc mạc, tự nhiên, Tế Hanh đã giới thiệu:
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới :
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông."
Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Làng cũng nghèo giống như bao làng biển khác, nhưng khi đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặn lòng. Nhớ nhất là khung cảnh:
"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá."
Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang."
Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: "hăng", "phăng", "mạnh mẽ", "vượt",… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.
Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng mạn:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…"
Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi?
Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi.
Nếu cảnh đoàn thuyền ra khơi được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp lãng mạn bay bổng thì cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến được tả thực đến từng chi tiết:
"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy ghe",
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng."
Dân làng vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập. Những chiếc ghe đầy ắp những con cá tươi ngon thân bạc trắng trông thật thích mắt. Dân làng chân thành tạ ơn trời đất đã sóng yên biển lặng để đoàn ngư phủ được an toàn trở về với làng xóm thân yêu.
Khi những người thân ra khơi đánh cá, người ở nhà đợi chờ trong tâm trạng lo âu. Nay những con thuyền cập bến bình yên với đầy khoang cá bạc, hỏi còn niềm vui nào lớn lao hơn thế bởi đó chính là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân làng.
Biển cả đẹp đẽ, giàu có và hào phóng nhưng cũng thật khó lường bởi lúc thì trời yên biển lặng, lúc thì bão tố dữ dội. Giữa đại dương mênh mông, làm sao tránh được hiểm nguy, bất trắc? Chỉ có những người một đời gắn bó, sống chết với
Bài làm
Tế Hanh là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông từ lúc tóc còn xanh cho tới khi đầu bạc! Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, chân chất và dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình một tình yêu thiết tha, sâu nặng.
Bài thơ Quê hương sáng tác năm 1938, khi tác giả mới tròn mười bảy tuổi, đang theo học trung học ở Huế. Bài thơ là nỗi nhớ, là tình yêu nồng nàn đối với quê hương. Từ những dòng thơ đầu, bằng lời kể mộc mạc, tự nhiên, Tế Hanh đã giới thiệu:
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới :
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông."
Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Làng cũng nghèo giống như bao làng biển khác, nhưng khi đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặn lòng. Nhớ nhất là khung cảnh:
"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá."
Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang."
Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: "hăng", "phăng", "mạnh mẽ", "vượt",… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.
Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng mạn:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…"
Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi?
Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi.
Nếu cảnh đoàn thuyền ra khơi được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp lãng mạn bay bổng thì cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến được tả thực đến từng chi tiết:
"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy ghe",
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng."
Dân làng vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập. Những chiếc ghe đầy ắp những con cá tươi ngon thân bạc trắng trông thật thích mắt. Dân làng chân thành tạ ơn trời đất đã sóng yên biển lặng để đoàn ngư phủ được an toàn trở về với làng xóm thân yêu.
Khi những người thân ra khơi đánh cá, người ở nhà đợi chờ trong tâm trạng lo âu. Nay những con thuyền cập bến bình yên với đầy khoang cá bạc, hỏi còn niềm vui nào lớn lao hơn thế bởi đó chính là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân làng.
Biển cả đẹp đẽ, giàu có và hào phóng nhưng cũng thật khó lường bởi lúc thì trời yên biển lặng, lúc thì bão tố dữ dội. Giữa đại dương mênh mông, làm sao tránh được hiểm nguy, bất trắc? Chỉ có những người một đời gắn bó, sống chết với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phương Vy
Dung lượng: 38,00KB|
Lượt tài: 20
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)