VIET NAM VAN HOA TRUYEN THONG CAC DI SAN
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyền |
Ngày 16/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: VIET NAM VAN HOA TRUYEN THONG CAC DI SAN thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
10 Di sản văn hóa Thế giới của Việt Nam
/
Cố đô Huế.
Ngày 1/8, kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO họp tại thủ đô Brasilia của Brazil đã biểu quyết thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới. Đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long-Hà Nội. Việt Nam có 10 di sản thế giới được UNESCO công nhận từ trước tới nay. 1. Quần thể di tích Cố đô Huế Cố đô Huế là kinh đô một thời của Việt Nam, nổi tiếng với một hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng. Nằm ở bờ Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng với diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Ba tòa thành này được đặt lồng vào nhau, bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên. Cố đô Huế còn là nơi lưu giữ rất nhiều những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
2. Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo. 3. Khu di tích Mỹ Sơn Khu di tích Mỹ Sơn là khu vực đền tháp của người Chăm cổ, được học giả người Pháp M.C.Paris tìm thấy trong chuyến thám hiểm vùng Đông Nam Á vào năm 1898. Toàn bộ khu di tích nằm lọt trong thung lũng Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68km về hướng Tây-Tây Nam. Được khởi công từ thế kỷ 4, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
4. Phố cổ Hội An Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu phố được hình thành từ thế kỷ 16-17, trước đây là thương cảng của miền Trung. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình như nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại. Cuộc sống thường ngày của cư dân Hội An với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì một cách khá bền vững, hiện là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị thời phong kiến. Năm 1999, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế
/
Cố đô Huế.
Ngày 1/8, kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO họp tại thủ đô Brasilia của Brazil đã biểu quyết thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới. Đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long-Hà Nội. Việt Nam có 10 di sản thế giới được UNESCO công nhận từ trước tới nay. 1. Quần thể di tích Cố đô Huế Cố đô Huế là kinh đô một thời của Việt Nam, nổi tiếng với một hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng. Nằm ở bờ Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng với diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Ba tòa thành này được đặt lồng vào nhau, bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên. Cố đô Huế còn là nơi lưu giữ rất nhiều những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
2. Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo. 3. Khu di tích Mỹ Sơn Khu di tích Mỹ Sơn là khu vực đền tháp của người Chăm cổ, được học giả người Pháp M.C.Paris tìm thấy trong chuyến thám hiểm vùng Đông Nam Á vào năm 1898. Toàn bộ khu di tích nằm lọt trong thung lũng Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68km về hướng Tây-Tây Nam. Được khởi công từ thế kỷ 4, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
4. Phố cổ Hội An Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu phố được hình thành từ thế kỷ 16-17, trước đây là thương cảng của miền Trung. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình như nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại. Cuộc sống thường ngày của cư dân Hội An với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì một cách khá bền vững, hiện là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị thời phong kiến. Năm 1999, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyền
Dung lượng: 568,77KB|
Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)