Tục ngữ dùng để dạy địa lí

Chia sẻ bởi Dỗ Yên Nhi | Ngày 16/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: tục ngữ dùng để dạy địa lí thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

1/Mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên:
 Khi dạy bài “Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất” để khắc sâu kiến thức về hiện tượng “Ngày đêm, dài ngắn theo mùa”. Tôi đọc câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích.
Học sinh vẽ hình

Giải thích: Mùa hè ở nửa cầu Bắc (Tháng 5 Việt Nam)
Cụ thể 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23027B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23027N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt Nam hiện tượng đêm dài ngày ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”.
Hay dạy bài “Sóng và thủy triều” để giải thích hiện tượng con nước triều “cường”, “kém” liên quan đến vị trí cửa mặt trăng, mặt trời và trái đất trong không gian, liên hệ hiện tượng trăng khuyết thời kỳ triều “kém”, ca dao có câu:
 “Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái
Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt”
Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, chúng hoạt động theo một quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên thay đổi sẽ làm cả tổng hợp thể tự nhiên thay đổi theo, mà nguyên nhân sâu xa là sự thay đổi của bức xạ Mặt trời, do “chuyển động biểu kiến” từ nửa cầu này sang nửa cầu kia của Mặt trời: Khi Mặt trời chuyển động về phía cầu nào thì các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, hướng gió, mưa, sự phát triển của sinh vật sẽ thay đổi tạo ra cảnh quan địa lý đặc trưng theo mùa.
Trong các câu tục ngữ, ca dao đã thể hiện những quan sát tinh tế về mối quan hệ gữa thời tiết với sinh vật:
 “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao, thấp của con chuồn chuồn. Còn học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió, mưa...) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa, nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm...
Cũng là hiện tượng thời tiết:
“Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
Hiện tượng “gió heo may” loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô thường thổi vào mùa thu (đầu đông) ở vùng Bắc bộ. Thời gian từ tháng 9, 10 dương lịch. Mùa này thường không có mưa, nên để chỉ tính chất của thời tiết này ông cha ta xưa mới có câu trên.
Chỉ cần quan sát sự xuất hiện của những đàn kiến di chuyển cùng với “lương thực, thực phẩm...” từ dưới đất lên cao thì sẽ có mưa bão lớn.
Với câu:
“Tháng bảy kiến đàn
Đại hàn hồng thủy”
Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ. Cũng là khối khí ẩm từ cao áp Thái Bình Dương gây nên kiểu thời tiết mưa lớn bằng thực tế trong dân gian có câu:
 “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
Nhưng nếu thấy:
“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
Hay:
 “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc (Bắc Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và Tây Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ không có mưa. Tương tự “cơn đàng Bắc...” là ảnh hưởng của khối khí ôn đới xuất phát từ cao áp lục địa (Xibêri) tính chất lạnh và khô nên không gây mưa. Hay “tháng tám nắng rám trái bưởi”. Do đặc điểm lãnh thổ nước ta trải dài trên những vĩ độ (150 vĩ tuyến) lưng dựa vào dãy Trường Sơn mặt hướng ra biển Đông hùng vĩ nên cảnh quan thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
“Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang
Mây kéo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dỗ Yên Nhi
Dung lượng: 309,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)