Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Cường | Ngày 14/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Người viết : Nguyễn Văn Cường
Đơn vị : Trường THCS An Bình

CHUYÊN ĐỀ
HỌC TẬP TRONG NĂM 2012 “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH SUỐT ĐỜI PHẤN ĐẤU, CẦN, KIỆM, LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ, LÀM NGƯỜI CÔNG BỘC TẬN TỤY,TRUNG THÀNH CỦA NHÂN DÂN, ĐỜI TƯ TRONG SÁNG CUỘC SỐNG RIÊNG GIẢN DỊ ”

Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người:   “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.   Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.   Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.   Thiếu một mùa, thì không thành trời,   Thiếu một phương, thì không thành đất.   Thiếu một đức, thì không thành người”
Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách ăn mặc cho đến những sinh hoạt hàng ngày, ngay cả khi Người đã là Chủ tịch nước. Tác phong giản dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên với những ai đã được gặp Bác dù chỉ một lần.  Bác ăn mặc rất giản dị và tiết kiệm.
Tiết kiệm là một đức tính quý báu ở con Người. Hồ Chí Minh đã nhận xét: “ tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”.
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc lợi ích cho đồng bào, cho tổ quốc là tích cực, tiết kiệm là để dần dần nâng cao mức sống, của bộ đội, cán bộ, nhân dân. Tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực
Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô lãng phí, quan liêu.
Lãng phí: Hồ Chí Minh đưa ra nguyên nhân do lãng phí sức lao động, lãng phí thì giờ và lãng phí thì giờ của Nhà nước, cơ quan và bản thân như: “ ăn tiêu xa xỉ, xài tiền như nước…”
Quan liêu: theo Hồ Chí Minh là xa rời thực tế, quần chúng nhân dân xa rời mục tiêu lí tưởng của Đảng. Lãng phí, quan liêu là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, là tội ác làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng. Muốn trừ sạch nạn tham ô lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch nạn quan liêu, chống tham ô lãng phí.
Kiệm là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần với kiệm đi đối với nhau như hai chân của một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Phỏng theo lời dạy của Người qua học tập chuyên đề năm 2012 này bản thân tôi xin xin xây dựng quy chuẩn theo tấm gương đạo đức, phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
* Về thực hành tiết kiệm:
+ Bản thân tôi luôn sống tiết kiệm
+ Không chi tiêu lãng phí
+ Trong công việc tôi luôn cố gắng sắp xếp phù hợp, có tính khoa học để tránh lãng phí thời gian.
+ Không phung phí trong cuộc sống hàng ngày
+ Khi thấy người nào có tư tưởng quan liêu, sống lãng phí bản thân phải đóng góp ý kiến giúp nhau cùng sửa chữa với hướng tích cực không lợi dụng.
+ Ngoài ra tôi còn tự nhắc nhở mình và đồng nghiệp sử dụng điện nước tiết kiệm để giảm chi phí tiền điện nước cho nhà trường
* Về tư tưởng đạo đức:
+ Giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống của công nhân viên chức, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí
+ Luôn có thái độ ân cần thương yêu quan tâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Cường
Dung lượng: 34,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)