Tu lieu ve truong sa

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Khung | Ngày 16/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: tu lieu ve truong sa thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Home NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI Virginie Raisson (Pháp), QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA GIỮA CÁC MỐI CĂNG THẲNG Ở CHÂU Á VỀ XUNG ĐỘT Ở BIỂN ĐÔNG
Virginie Raisson (Pháp), QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA GIỮA CÁC MỐI CĂNG THẲNG Ở CHÂU Á VỀ XUNG ĐỘT Ở BIỂN ĐÔNG
Thứ hai, 22 Tháng 3 2010 00:00

Đọc lại bài viết của học giả Pháp Virginie Raisson, Giám đốc nghiên cứu Phòng nghiên cứu chính trị và phân tích bản đồ học (LEPAC) đăng trên Monde Diplomatique ngày 20/3/1996. Các phân tích vẫn còn nguyên tính thời sự.
 
_________________________________
 
 
Mang tên một thuyền trưởng một tàu săn cá voi thế kỷ XIX, quần đảo Trường Sa gồm rất nhiều đảo nhỏ và đá ngầm san hô nằm giữa Biển Đông, cách các bờ biển Trung Quốc 1500 km, bờ biển Việt Nam 400 km và bờ biển Philippine hay Malaysia khoảng 300 km. Đây không phải là một vùng chính xác về mặt địa lý, mà là một không gian tại đó ngày nay thể hiện các tương quan lực lượng giữa các nước Đông Nam Á và Đông Á(1).

 
Ngày 25/2/1992: Quốc hội Trung Quốc thông qua một luật biển đặt đại bộ phận Biển Đông dưới chủ quyền của mình. Như vậy, Bắc Kinh tự chiếm hữu một vùng có ý nghĩa chiến lược về ba mặt: có tài nguyên quan trọng về dầu khí, nằm trên những hải lộ quốc tế quan trọng, và bị sáu nước có yêu sách, một phần hay toàn bộ (Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Brunây, Philippin và Đài Loan).
Quyết định đơn phương đó làm gia tăng những tin đồn về xung đột. Theo luật mới, từ nay lãnh thổ Trung Quốc sẽ bao gồm các quần đảo Senkaku ( Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), Paracels -Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Spratly - Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) . Vì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thực hiện chủ quyền của mình đối với lãnh hải (12 hải lý) và các vùng tiếp giáp (12 hải lý) nên chủ quyền đó sẽ bao phủ đại bộ phận Biển Đông và tài nguyên ở đó.
Về mặt pháp lý, yêu sách vẫn còn không rõ ràng. Để hợp pháp hoá các yêu sách ở phía Đông Hải hay ở Hoàng Hải,  Trung Quốc dựa vào diện tích thềm lục địa của mình. Nhưng đối với Biển Đông, họ lại viện dẫn “các lý do lịch sử”, mà họ không chịu phát biểu rõ - họ không thể viện dẫn sự có mặt từ xưa và tiên tục trên các đảo. Giá trị pháp lý của từ ngữ được sử dụng để gọi các diện tích biển yêu sách (như nội thuỷ, lãnh hải, các vùng nước quần đảo) cũng không rõ ràng.
Ngoài ra, về mặt địa lý, các yêu sách của  Trung Quốc lại có vẻ có ý mơ hồ: việc thể hiện bằng các dấu chấm biên giới biển mới có thể cho thấy một phạm vi có thể thiêng liêng. Trên thực tế, vùng yêu sách bao gồm các vùng khai thác và các thiết bị lắp đặt do Indonexia, Malaysia hay Philippin kiểm soát. Nếu không có một giải pháp riêng về việc phân chia các vùng nước ở Biển Đông, pháp chế quốc tế sẽ cho các nước nói trên các quyền của một vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy việc chiếm hữu đơn phương của Bắc Kinh vừa ít hợp pháp lẫn đáng tin.
Do đó có giả thiết sau đây: bằng cách mở rộng chủ quyền của họ như vậy, Trung Quốc có thể yêu sách không phải một lãnh thổ được xác định bằng các tiêu chuẩn vật chất, định hình và pháp lý khách quan, là một không gian chính trị và kinh tế được xác định theo các thông số khác. Nhưng thong số nào? Câu trả lời đầu tiên nằm ở vị trí địa lý quần đảo, mà hai bên quần đảo đó có tới một phần tư thương mại toàn cầu được vận chuyển qua. Và như vậy  Trung Quốc sẽ có thể tiến hành việc kiểm soát không những đối với các đường biển đó có mà cả với mạng lưới dầy đặc các đường hang không trên khu vực.
Thông số thứ hai là lòng đất của quần đảo: theo  Trung Quốc, nó có thể có các trữ lượng dầu khí bằng 205 tỷ thùng tương đương dầu lửa(BEF), nhưng theo các công ty dầu lửa thăm dò trong khu vực thì khối lượng dầu khí ít hơn rất nhiều. Ngoài các mỏ tiềm năng, có thêm các bồn đang sản xuất bao quanh quần đảo: các bồn Nam Côn Sơn, Thanh Long và Đại Hùng ngoài khơi Việt Nam. Natuna ở Bắc Indonexia, Nalampaya và Camago ở Bắc đảo Palawan, Jintan, Serai và Sederi ngoài khơi Sarawak và các bồn ở Tây Bắc Sabah(3).
Như vậy, tổng cộng,  Trung Quốc đòi đặt tay lên phần lớn các bồn dầu ở Biển Đông. Không chỉ có thế, cuộc chiến đã sôi sục giữa người Việt Nam và người  Trung Quốc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Khung
Dung lượng: 107,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)