Tư liệu sưu tầm Địa 9

Chia sẻ bởi Đặng Thị Chính Thao | Ngày 28/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tư liệu sưu tầm Địa 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài tìm hiểu về hệ ngôn ngữ Thái – KaĐai
Nghiên cứu trên 100 quần thể dân cư Đông Á, bao gồm 30 các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai đã đạt được các kết luận sau:
Thứ nhất, các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai có một lượng lớn các điểm tương đồng di truyền học mặc dù sự pha trộn với cư dân bản địa khu vực đã xảy ra sau sự mở rộng của nó.
Thứ hai, một tỷ lệ đáng kể dân cư miền nam Trung Quốc có các dấu hiệu của dân cư nói các tiếng Kradai.
Thứ ba, thổ dân Đài Loan trông tương tự như các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai hơn là giống các quần thể dân cư Austronesia khác, chẳng hạn như người Mã Lai-Polynesia.
Thứ tư, việc tập trung thành cụm của các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai tương ứng khá tốt với sự phân chia dựa theo các điểm tương đồng di truyền học, chỉ ra rằng chỉ một luồng gen hạn chế giữa họ sau khi có sự chia tách của các quần thể dân cư này.
Các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai có nguồn gốc từ phần phía nam Đông Á và sau đó đã di cư về phía bắc và phía đông với nhánh Kam-Sui có lẽ là cổ nhất.
Nguồn gốc và di cư
Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, nhóm địa phương Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía Bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác, xem bài người Thổ). Dân số người Tày vào khoảng 1,5 triệu người. Đây là dân tộc có dân số lớn thứ hai ở Việt Nam sau người Kinh.
Dân tộc Tày
ĐỊA BÀN CƯ TRÚ
Những địa phương có nhiều người Tày sinh sống là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Họ cũng sinh sống cả ở Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình. Bên cạnh đó còn một số các tỉnh phía tây bắc bộ như Yên Bái và Lào Cai hoặc di cư trong thời gian gần đây tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Nhà ở
Những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hoặc tấm Prôximăng. Bố trí mặt bằng sinh hoạt được quy định thống nhất qua từng vị trí trong ngôi nhà. Người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ, có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang (Trung Quốc).
Trang Phục của người Tày đơn giản một sắc chàm.
Loại vải dệt hoa văn mầu đen trên nền vải trắng là loại vải để may mặt chăn, loại hình trang trí này phổ biến trong các dân tộc nói ngôn ngữ Tày-Thái, mà người ta còn dùng một thuật ngữ để gọi đồ án trang trí hoa văn như thế này là lái ăm - có nghĩa là vằn đồ đan, giống như các vằn nổi trên đồ đan. Họa tiết được kỷ hà hóa là chính để thích hợp với việc dệt trên khung dệt. Bố cục họa tiết theo phương pháp ô quả trám có các đường viền xung quanh tạo thành các đường diềm gãy khác. Trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa hình họa, hình ngọn rau bầu, bí, là loại cây có liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều cư dân nông nghiệp ở phía Bắc nước ta, trong đó có người Tày. Các dân tộc Thái, Lào, Lự ở nước ta phát triển loại hình trang trí này rất đa dạng, phong phú.

Trên cơ sở của loại bố cục hoa văn một mầu đen trên nền trắng như thế này, người Tày lại phát triển trang trí theo một hướng khác, gài mầu vào từng đoạn họa tiết, từng mảng họa tiết tùy trình độ thẩm mỹ, ý thích của người dệt trên khung dệt thủ công, có tên gọi là thổ cẩm, mang ý nghĩa là một loại gấm của địa phương.
Trang phục
Hôn nhân và gia đình
Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể.
Vì là ngày vui trọng đại của gia đình, nên công việc nấu nướng do nữ đảm nhiệm được chuẩn bị từ sáng sớm. Nhà trai cũng vậy chọn được giờ đẹp là khởi hành mang theo lễ vật đến đón dâu. Muốn đón được cô dâu về nhà chồng ngoài những lễ vật quy ước như xôi, bánh dày, gà, cau, còn phải có một số đồ lễ để cúng thổ công và gia tiên nhà cô dâu. Đồ lễ đều phải sơn màu đỏ, hoặc tết dây đỏ tượng trưng cho sự son sắc. Đặc biệt, tục chăng dây của người Tày với sợi dây màu đỏ tuy giống một số dân tộc khác nhưng sự khác biệt của nó lại là sự diễn xuất của lối hát quan làng.

Trong đám cưới, vai trò của ông mối mà người ta gọi là quan làng gồm 2 người vô cùng quan trọng. Họ phải biết hát đối đáp bên nhà gái để có thể tháo được sợi dây đỏ, mà người Tày cho rằng đó là biểu hiện những thách thức khó khăn mà nhà gái đã nuôi dưỡng cô dâu cho đến trưởng thành.
Nét đặc sắc trong đám cưới người Tày
Âm nhạc
Hát then, hát lượn, hát sli được dùng vào các mục đính sinh hoạt khác nhau, các thể loại dân ca nổi tiếng của người Tày. Bộ nhạc cụ như Đàn tính, Lúc lắc.
Một số người Tày nổi tiếng
- Hoàng Văn Thụ, cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương
- Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
- Kim Đồng, một thiếu niên được phong danh hiệu Anh hùng trong kháng chiến chố
- La Văn Cầu, một chiến sỹ dũng cảm thời kháng chiến chống Pháp
- Thượng tướng Vũ Lập.
- Thượng tướng Đàm Quang Trung
- Thiếu tướng Lê Quảng Ba.
- Tướng Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing), trưởng đoàn Chuyên gia quân sự Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ là người Choang.
Dân tộc Pu-Péo
KiẾN TRÚC NHÀ Ở
Đồng bào Pu Péo ở nhà trệt, sống tập trung thành từng nhóm nhỏ bên cạnh người Hoa, Mông. Điểm đáng chú ý là trong nhà của người Pu Péo còn có gác xép. Gác này là nơi để đồ đạc, lương thực... Khi nhà có thêm người thì các con trai, người già lên gác ngủ.
Trang phục
Có cá tính riêng trong chủng loại trong cách sử dụng và trang trí.
 
Hàng ngày họ mặc áo cánh ngắn loại xẻ ngực, màu chàm. Quần là loại lá tọa cùng màu. Trong dịp lễ, tết nam giới thường đội khăn chàm quấn theo lối chữ nhân, mặc áo dài xẻ nách phải, màu chàm hoặc trắng.
 
Phụ nữ Pu Péo thường để tóc dài quấn quanh đầu, cài bằng lược gỗ, hoặc bên ngoài thường đội khăn vuông phủ lên tóc buộc thắt ra sau gáy. Trong ngày cưới cô dâu còn đội mũ xung quanh được trang trí hoa văn theo bố cục dải băng và đính các bông vải. Phụ nữ thường mặc hai áo: áo trong là chiếc áo ngắn cài cúc nách phải, màu chàm không trang trí hoa văn, có đường viền điểm xuyết ở cổ áo, áo ngoài là loại xẻ ngực, cổ và nẹp trước liền nhau, không cài cúc, ống tay áo, nẹp áo và gấu áo được trang trí hoa văn nhiều màu. Váy là loại dài đen, quanh gấu được trang trí hoa văn, hoặc có loại trang trí cả ở giữa thân váy. Phía ngoài váy còn có `yếm váy` (kiểu tạp dề). Đáng lưu ý chiếc thắt lưng dài màu trắng, hai đầu được trang trí hoa văn màu sặc sỡ trong bố cục hình thoi đậm đặc. Khi mặc váy, hai đầu thắt lưng buông dài xuống hết thân váy. Phụ nữ ưa mang đồ trang sức vòng cổ, vòng tay, đi giày vải.
Kinh tế
Người Pu Péo chủ yếu sống bằng nghề làm nương và ruộng bậc thang, trồng ngô, lúa, mạch ba góc, đậu... Trong sản xuất, đồng bào dùng công cụ cày, bừa; dùng trâu, bò làm sức kéo. Lương thực chính trong bữa ăn thường ngày là bột ngô đồ chín
PHONG TỤC
Mỗi dòng họ có hệ thống tên đệm riêng dùng đặt tên lần lượt cho các thế hệ kế tiếp nhau. Trai gái các họ kết hôn với nhau theo tập tục: Nếu con trai họ này đã lấy con gái họ kia, thì mãi mãi con trai họ kia không được lấy vợ người họ này. Nhiều người dân tộc khác cũng đã trở thành dâu, rể của các gia đình Pu Péo. Nhà trai cưới vợ cho con, sau lễ cưới con gái về nhà chồng. Con cái lấy họ theo cha và người cha, người chồng là chủ nhà.
Dân tộc Pu Péo là một trong số rất ít dân tộc hiện nay còn sử dụng trống đồng. Trước kia, trống được dùng phổ biến nhưng đến nay đồng bào chỉ dùng trong ngày lễ chay. Theo phong tục Pu Péo, có trống “đực”’, trống “cái” được ghép với nhau thành cặp đôi. Hai trống treo quay mặt vào nhau, một người đứng giữa cầm củ chuối gõ trống phục vụ lễ cúng.
Nghi thức tang lễ của người Pu Péo gồm lễ làm ma và lễ chay. Người Pu Péo coi trọng thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ thường đặt những hũ sành nhỏ, mỗi hũ tượng trưng cho một đời. Hàng năm, người Pu Péo có nhiều ngày lễ, tết: lễ cầu an, tết Nguyên đán (nửa đầu tháng giêng âm lịch), tết mùng 5 tháng 5... Trong các lễ hội đó, lễ hội cúng thần rừng là một trong những lễ hội lâu đời được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Chính Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)